QLMT - Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford (Mỹ) đã chế tạo thành công pin mặt trời có thể thu năng lượng từ môi trường cả ngày lẫn đêm.
Ban đêm, pin mặt trời tỏa nhiệt ra không gian và nhiệt độ bề mặt pin sẽ mát hơn vài độ so với không khí xung quanh. Thiết bị mới sử dụng một mô-đun nhiệt điện để tạo ra điện áp và dòng điện từ sự chênh lệch nhiệt độ giữa pin mặt trời với không khí. Quá trình này phụ thuộc vào cấu trúc nhiệt của hệ thống, bao gồm một bên nóng và một bên lạnh.
Ảnh minh hoạ. ITN
Theo Sid Assawaworrarit, thành viên nhóm nghiên cứu: "Mô-đun nhiệt điện cần tiếp xúc tốt với cả bên lạnh (pin mặt trời) lẫn bên nóng (môi trường xung quanh). Nếu không đảm bảo điều đó sẽ không thu được nhiều năng lượng”.
Thiết bị mới được phát minh không tốn kém chi phí. Về nguyên tắc, nó có thể được kết hợp với các pin mặt trời sẵn có. Thiết bị mới tương đối đơn giản nên việc xây dựng ở những khu vực xa xôi với nguồn lực hạn chế vẫn khả thi.
Dùng điện để chiếu sáng vào ban đêm cần công suất khoảng vài watt. Thiết bị hiện tại tạo ra 50 milliwatt mỗi mét vuông, đồng nghĩa cần diện tích pin mặt trời khoảng 20m² để phục vụ nhu cầu chiếu sáng. Hiện nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu tối ưu hóa khả năng cách nhiệt và các thành phần nhiệt điện của thiết bị. Họ cũng đang tìm cách cải tiến pin mặt trời để tăng hiệu quả tỏa nhiệt mà không ảnh hưởng đến khả năng thu năng lượng mặt trời.
Pin mặt trời cung cấp điện vào ban ngày, nhưng việc tích trữ năng lượng để sử dụng sau đó đòi hỏi bộ lưu trữ năng lượng lớn. Vì vậy, việc phát minh ra loại pin mới sẽ giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng thêm bộ lưu trữ điện.
Bắc Lãm (T/H)
Tags
Pin mặt trời
năng lượng
pin
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.