Carbon nâu từ các vụ cháy rừng làm Trái đất nóng lên nhanh hơn

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/3/2022 | 9:22:44 AM

QLMT - Các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố một nghiên cứu chỉ ra rằng carbon nâu thải ra từ các vụ cháy rừng gây ra hiện tượng Trái đất nóng lên với mức tăng nhiệt cao gấp 2 lần so với carbon nâu do đốt nhiên liệu hóa thạch.

Carbon nâu từ các vụ cháy rừng làm Trái đất nóng lên nhanh hơn
Cháy rừng Amazon năm 2019. Ảnh: ITN

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí One Earth cũng đã đồng thời cảnh báo, ngược lại tình trạng tăng nhiệt toàn cầu có nguy cơ gây ra nhiều vụ cháy rừng hơn nữa trong tương lai. 

Các nhà khoa học đã mô tả cách thức khí carbon được sản sinh từ đốt cháy sinh khối ở Bắc bán cầu đã đẩy nhanh tốc độ ấm lên ở Bắc Cực. Trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ tại Bắc Cực đã tăng nhanh hơn 3 lần so với các khu vực còn lại của hành tinh và các đám cháy rừng làm phát sinh carbon nâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này với mức tăng nhiệt cao gấp 2 lần so với carbon nâu do đốt nhiên liệu hóa thạch. 

Ông Phó Bình Thanh, nhà nghiên cứu tại Đại học Thiên Tân, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: Các phân tích và mô phỏng số liệu cho thấy hiệu ứng nóng lên của các hạt khí aerosol carbon nâu trên Bắc Cực cao hơn khoảng 30% so với carbon đen. Những đám cháy rừng bùng phát kèm theo những chùm khói màu nâu khổng lồ, được tạo thành từ các hạt carbon màu nâu lơ lửng trong không khí. Giống như carbon đen và CO2, carbon nâu làm tăng nhiệt độ bằng cách hấp thụ bức xạ mặt trời.

Lâm Hà

Tags cháy rừng carbon nâu Trái đất nóng lên CO2

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục