QLMT - Nhóm chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) đã phát hiện loài kiến Formica fusca có khứu giác rất phát triển, có thể phân biệt các tế bào ung thư với các tế bào khỏe mạnh ở người.
Kiến Formica fusca là loài phổ biến khắp Châu Âu, Châu Á và Châu Phi.
Khám phá mới này vừa được công bố trên tạp chí iScience. Để nghiên cứu và kiểm tra khả năng ‘đánh hơi’ của kiến Formica fusca, các nhà khoa học đã tiến hành hai bước. Bước thứ nhất, họ đã cho 36 con kiến Formica fusca tiếp xúc với mùi của một mẫu tế bào ung thư của người và phần thưởng đi kèm là một chút dung dịch đường. Bước thứ hai, các nhà nghiên cứu cho kiến tiếp xúc với hai loại mùi khác nhau, gồm một mùi hoàn toàn mới và thứ hai là mùi của các tế bào ung thư. Sau khi thử nghiệm này thành công, các nhà nghiên cứu đã cho kiến tiếp xúc với những tế bào ung thư khác nhau. Kết quả, họ nhận thấy kiến có thể phân biệt giữa tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, cũng như là giữa hai loại ung thư khác biệt. Sau khi huấn luyện, kiến Formica fusca đã phát hiện được các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi do các tế bào ung thư thải ra.
Kết quả ban đầu cho thấy kiến có khả năng học phân biệt mùi rất nhanh, cùng với tiềm năng cao trở thành một phương án chẩn đoán ung thư chi phí thấp nhưng đem lại hiệu quả cao và ít xâm lấn. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết họ cần tiến hành thêm các thử nghiệm lâm sàng trước khi có thể đưa loài côn trùng này tham gia vào công tác chẩn đoán tại bệnh viện. Trong tương lai, họ có thể huấn luyện kiến làm các nhiệm vụ đánh hơi phức tạp như tìm chất gây nghiện, chất nổ, thực phẩm hỏng hoặc các bệnh khác như sốt rét, nhiễm trùng và tiểu đường.
PV (T/H)
Tags
kiến
phát hiện
tế bào ung thư
kiến Formica fusca
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.