"Thùng rác Thạch Sanh" - mô hình sáng tạo trong xử lý rác hữu cơ

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/2/2022 | 8:36:41 AM

QLMT - Từ hơn một năm nay, việc phân loại rác thải hữu cơ và vô cơ đã trở thành thói quen của nhiều gia đình tại thôn Nghĩa Vũ, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Rác thải hữu cơ như cơm thừa, rau quả bỏ đi… được cho vào thùng rác "Thạch Sanh" để ngay trong vườn rau của gia đình.


Tưới dịch vi sinh thêm vào thùng ủ rác hữu cơ tại thôn Nghĩa Vũ. Ảnh: nongnhiep.vn

"Thùng rác Thạch sanh" là tên gọi vui của gười dân thôn Nghĩa Vũ dành cho loại thùng rác giúp phân huỷ chất thải hữu cơ thành phân bón sinh học. Vì rác hữu cơ khi bỏ vào sẽ được cho thêm chế phẩm vi sinh giúp rác hữu cơ phân hủy trở thành chất dinh dưỡng cho cây trồng, rác bỏ vào đầy rồi tự vơi. Rác sau khi được ủ sẽ trở thành nước rỉ rác, có thể lấy ra trộn với tro bếp, vôi bột rồi phủ đất lên, sau 30 ngày là có thể bón cho cây trồng.

Bà Nguyễn Thị Nguyên – một người dân trong thôn Nghĩa Vũ cho biết: "Chúng tôi phân loại rác ngay tại gia đình, rác bỏ đi như rau, củ, quả thừa sẽ được đưa vào thùng ủ, loại rác tái chế được thì để dành bán đồng nát. Việc áp dụng mô hình phân loại rác tại nguồn này vừa giúp sạch nhà vừa đem lại lợi ích về kinh tế". 

Đầu năm 2021, huyện Đông Anh là địa phương đầu tiên của Hà Nội thực hiện mô hình phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn tất cả các xã. Việc phân loại rác thải tái chế ngay tại từng hộ gia đình đã giúp huyện giảm 50% - 70% tổng lượng rác thải phát sinh không phải chôn lấp. Tổng lượng rác phát sinh hàng ngày trong năm 2021 cũng giảm trung bình 12 tấn/ngày so với năm trước đó.

Rác thải hữu cơ khi được xử lý với chế phẩm sinh học là nguồn phân bón rất tốt cho rau, đảm bảo để cây trồng được an toàn. Khi áp dụng mô hình phân loại rác tại hộ gia đình, các loại rác thải tái chế hay rác thải hữu cơ được phân loại sẽ đảm bảo vệ sinh cho người vận chuyển, việc xử lý cũng được thuận tiện hơn.

Tùng Lâm

Tags thùng rác phân loại rác xử lý rác thải hữu cơ

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục