QLMT - Viện Nghiên cứu Kỹ thuật đường sắt tại Tokyo thuộc công ty Japan Railway (Nhật Bản) vừa cho ra mắt cáp điện dùng công nghệ siêu dẫn tản nhiệt bằng nitơ lỏng với mẫu thử nghiệm chịu tải được dòng 1.500 V và hàng trăm A.
Viện Nghiên cứu Kỹ thuật đường sắt của Nhật Bản đang thử nghiệm cáp siêu dẫn dài 1,5 km tại Miyazaki Prefecture. Ảnh: Kotaro Fukuoka.
Theo các chuyên gia, hiện tượng tổn thất điện năng xảy ra do dây dẫn luôn có điện trở và tỏa nhiệt. Do đó, điện năng truyền tải càng lớn thì lượng thất thoát càng cao. Khi hệ thống cáp điện tản nhiệt bằng heli hóa lỏng ở nhiệt độ âm 269 độ C, hiện tượng siêu dẫn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, loại cáp dẫn làm mát bằng heli lỏng chưa thể ứng dụng rộng rãi vì chi phí sản xuất đắt đỏ. Vì thế, các nhà khoa học đã tạo ra loại vật liệu có thể đạt được tính năng siêu dẫn chỉ với việc làm lạnh nitơ lỏng ở nhiệt độ âm 196 độ C, với giá thành vật liệu rẻ hơn 10% so với heli.
Trang tin Nikkei Asia bình luận, công nghệ siêu dẫn của Nhật Bản đem lại công suất truyền tải điện tuyệt đối, do đó tăng hiệu suất cho mạng điện và có thể trở thành giải pháp hữu hiệu cho hiện tượng nóng lên toàn cầu. Công nghệ này còn giúp giảm số lượng trạm biến áp, dùng để biến đổi hiệu điện thể trên toàn hệ thống vì vậy tiết kiệm được chi phí cho việc xây dựng hệ thống truyền dẫn điện.
Theo Viện Kinh tế và Năng lượng Nhật Bản, trước khi áp dụng công nghệ cáp truyền điện siêu dẫn, mỗi năm quốc gia này thất thoát 4% lượng điện truyền tải, tức khoảng 700 triệu kWh. Số năng lượng này có thể cung cấp nhu cầu cho 160.000 hộ gia đình.
Bắc Lãm (T/H)
Tags
Nhật Bản
cáp truyền điện
siêu dẫn
tiết kiệm điện năng
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.