QLMT - Các chuyên gia cảnh báo, lọ nhỏ đựng dung dịch thuốc thử trong một số kit xét nghiệm nhanh COVID-19 có chứa sodium azide (NaN3) - một chất độc cực mạnh và đặc biệt nguy hiểm với trẻ em.
Ảnh minh hoạ. ITN
Theo Tiến sĩ Kelly Johnson-Arbor, đồng Giám đốc Y tế của Trung tâm Chất độc Thủ đô Quốc gia Mỹ ở Washington, ở người lớn, một lượng nhỏ NaN3 có thể nhanh chóng gây ra tình trạng huyết áp thấp nguy hiểm kèm theo các hiện tượng chóng mặt, ngất xỉu, thậm chí đau tim hoặc đột quỵ. Liều cao hơn có thể được gây tử vong, Tiến sĩ Kelly Johnson-Arbor và các đồng nghiệp đã chia sẻ những nhận định trên trong một bài viết được công bố trên Tạp chí Y học Cấp cứu Mỹ.
Kelly Johnson-Arbor cho biết nồng độ NaN3 trong kit xét nghiệm nhanh COVID-19 không phải lúc nào cũng đủ cao để gây huyết áp thấp ở người lớn và bộ dụng cụ iHealth do chính phủ Mỹ cung cấp hoàn toàn không chứa NaN3. "Vì trẻ em thường nhỏ hơn nhiều so với người lớn, chúng có nguy cơ gặp phải các tác động độc hại cao hơn sau khi nuốt bất kỳ lượng nào", Kelly Johnson-Arbor nói.
Đường dây nóng kiểm soát chất độc đã nhận được báo cáo về việc vô tình tiếp xúc với chất lỏng của thuốc thử. Tiến sĩ Kelly Johnson-Arbor cho biết: "Một số người đã nuốt phải dung dịch, một số bị đổ lên da và những người khác đã để vào mắt. Nếu bạn hoặc người thân nuốt phải chất lỏng của thuốc thử hoặc bị dính chất lỏng vào mắt hoặc trên da của họ, hãy liên hệ với Kiểm soát Chất độc ngay lập tức (ở Mỹ tại www.poison.org hoặc số 1-800-222-1222; ở Anh tại https://www.npis.org)”.
Ở Việt Nam, hiện chưa có các báo cáo về việc nhiễm độc từ dung dịch thuốc thử trong kit xét nghiệm nhanh COVID-19. Tuy nhiên, nghiên cứu nói trên có thể là một thông tin đáng để bạn tham khảo và lưu ý để bảo đảm an toàn cho sức khoẻ của bản thân và của con em mình, nhất là trong bối cảnh ngày càng nhiều người đang tự sử dụng kit xét nghiệm nhanh COVID-19 tại nhà.
Lâm Hà
Tags
kit xét nghiệm COVID-19
nguy hiểm
trẻ em
chất độc cực mạnh
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.