Rãnh sâu nhất thế giới 'nuốt chửng' 3 tỷ tấn nước biển mỗi năm

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/1/2022 | 3:23:26 PM

QLMT - Các nhà khoa học thế giới phát hiện rãnh Mariana, nơi sâu nhất thế giới dưới đáy tới 11.034 m đang "nuốt chửng" 3 tỷ tấn nước biển mỗi năm.


Rãnh Mariana có thể được nhìn thấy trên Google Maps

Rãnh Mariana, còn gọi là vực Mariana hay vũng Mariana, là rãnh đại dương sâu nhất trên Trái Đất, và điểm sâu nhất của nó là nơi sâu nhất trong lớp vỏ Trái Đất. Nó nằm trên phần đáy của khu vực tây bắc Thái Bình Dương, về phía đông quần đảo Mariana. Điểm sâu nhất có tọa độ 11°21' Bắc và 142°12' Đông.

Rãnh Mariana đã tồn tại hơn 6.000 năm, cũng tức là đã có hàng chục nghìn tỷ tấn nước biển bị hút xuống đó. Đây quả thực là 1 con số khổng lồ khiến cho các nhà khoa học kinh ngạc. Kỳ lạ hơn, sau khi bị hút, mực nước biển không hạ xuống mà lại dâng lên.



Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học còn tình cờ phát hiện ra những tiếng gầm bí ẩn phát ra từ dưới rãnh Mariana ở độ sâu 10.000 m. Những âm thanh này rất đáng sợ, chúng ồn ào và ngắt quãng, rất giống với âm thanh trong các bộ phim kinh dị thực khiến người ta kinh hãi. Âm thanh kỳ lạ đôi khi giống như tiếng cá voi kêu, lúc lại giống như như những cơn sóng gầm.

Sau 3 năm dùng máy móc thăm dò, các nhà khoa học nhận ra rằng lượng nước biển bị rãnh Mariana hút vào quá lớn đã gây ra tiếng gầm kỳ lạ. Hơn nữa, việc rãnh Mariana đẩy nhanh tốc độ 'nuốt' nước biển vốn là do con người khai thác tài nguyên dưới lòng đất quá mức. Hiện tượng ấm lên toàn cầu làm cho băng tan khiến mực nước biển dâng cao dù mỗi năm rãnh Mariana hút tới 3 tỷ tấn nước biển. 

Việc phát hiện rãnh Mariana ngày càng hút nhiều nước biển có ý nghĩa cảnh báo vì trên Trái đất hiện đang có nhiều hơn 1 rãnh nuốt nước biển tương tự như rãnh Mariana. Nếu nước biển xâm nhập vào quá nhiều có thể làm tăng sự mất ổn định của cấu trúc bên trong vỏ Trái đất. Các nhà khoa học cũng cho rằng, lượng nước biển sau khi thâm nhập vào bên trong Trái đất sẽ không thể ở lại. Thay vào đó, chúng sẽ quay trở lại mặt đất theo nhiều cách khác nhau như phun trào núi lửa, sạt lở đất, lũ bùn… Việc này cũng sẽ khiến cho các thảm họa địa chất trên Trái đất gia tăng, nhân loại sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả do mình đã gây ra. 

Hải Thanh


Tags rãnh Mariana nước biển vỏ trá đất

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục