Đưa Hà Nội trở thành trung tâm KH&CN đầu tàu của cả nước

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/12/2021 | 10:56:42 AM

Năm 2021, được sự lãnh đạo và chỉ đạo sát sao của Thành uỷ, HĐND, UBND TP Hà Nội và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), cùng sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực KH&CN trên địa bàn, Sở KH&CN Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ với nhiều thành tích nổi bật.

Tập trung xây dựng cơ chế, chính sách

2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ TP Hà Nội. Đây là thời gian quan trọng để xây dựng các cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cho cả giai đoạn, cùng với đó là việc nghiên cứu xây dựng, ban hành các văn bản mang tính chiến lược, dài hạn.

Bên cạnh làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Sở KH&CN Hà Nội đã tham mưu với Thành ủy, HĐND, UBND ban hành 2 chương trình, 3 nghị quyết, 5 kế hoạch, 14 quyết định để triển khai các hoạt động cũng như công tác quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn TP. Điển hình là Chương trình số 07-CTr/TU về "Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025”. Đây là lần đầu tiên, Thành ủy xây dựng một chương trình riêng về phát triển KH, CN&ĐMST với mục tiêu đưa Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ hàng đầu cả nước, tiến tới là trung tâm KH,CN&ĐMST của khu vực Đông Nam Á trong một số lĩnh vực.


Hội thảo xin ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan trung ương, bộ/ngành về Chương trình số 07-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội khoá XVII nhiệm kỳ 2020-2025.

Đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Sở KH&CN Hà Nội đã tham mưu với UBND TP ban hành Quyết định số 05/2021/QĐ-UBND ngày 1/4/2021 về việc ban hành quy chế quản lý các nhiệm vụ KH&CN của TP. Theo đó, đã đơn giản hóa quy trình, thủ tục, cụ thể hóa thành các biểu mẫu, quy định dễ hiểu, dễ thực hiện.

Trong năm vừa qua, Sở KH&CN Hà Nội đã tổ chức tổng kết các chương trình KH&CN cấp TP giai đoạn 2016-2020, tham mưu thành lập 9 chương trình KH&CN cấp TP giai đoạn 2021-2025 và mời các chuyên gia, nhà khoa học tham gia ban chủ nhiệm của 9 chương trình này. Các đề tài/dự án thuộc giai đoạn 2016-2020 đã được nghiệm thu đạt loại xuất sắc chiếm tỷ lệ 33%, còn lại đều đạt loại khá. Tỷ lệ ứng dụng kết quả vào thực tiễn của các đề tài đạt trên 70%, dự án đạt 100%. Sản phẩm của các công trình nghiên cứu khoa học đã góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ và năng lực quản lý của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP.

Tăng cường hoạt động quản lý công nghệ, phát triển thị trường KH&CN, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp KH&CN

Hoạt động thẩm định, đánh giá công nghệ đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu của TP về việc thẩm định, đánh giá trình độ công nghệ cho các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực cấp thiết của thủ đô như xử lý nước, bùn, rác thải... Qua đó giúp TP và chủ đầu tư lựa chọn được những công nghệ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, lựa chọn được công nghệ thiết bị phù hợp, tiên tiến, tiết kiệm chi phí, an toàn trong sản xuất.

Đặc biệt, Sở đã cấp mới Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký hoạt động KH&CN cho 16 tổ chức, cấp thay đổi, bổ sung GCN đăng ký hoạt động KH&CN cho 31 tổ chức, cấp mới GCN đăng ký doanh nghiệp KH&CN cho 6 doanh nghiệp. Hiện nay, tổng số doanh nghiệp KH&CN của TP Hà Nội là 110, chiếm 20% của cả nước.

Tăng cường hiệu quả quản lý sở hữu trí tuệ (SHTT) và tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng

Trong năm 2021, Sở KH&CN Hà Nội đã tập trung xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm địa phương, sản phẩm thuộc chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm” -OCOP; tư vấn, hướng dẫn được 32 tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục, tiến trình bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể là 52 đơn đăng ký SHTT đã được nộp. Số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội là 12.965 (chiếm 35,5% và dẫn đầu cả nước), trong đó 477 đơn sáng chế, 176 đơn giải pháp hữu ích, 457 đơn kiểu dáng công nghiệp, 11.855 đơn nhãn hiệu. Số lượng bằng/giấy chứng nhận sở hữu công nghiệp đã được cấp trong 10 tháng đầu năm trên địa bàn TP là 6.954 (bằng 33,3% và đứng đầu cả nước), trong đó 77 bằng sáng chế, 88 bằng giải pháp hữu ích, 213 bằng kiểu dáng công nghiệp, 6.576 giấy đăng ký nhãn hiệu.

Năm 2021 cũng là năm đầu tiên Hà Nội phát động phong trào sáng kiến, sáng tạo ở các cấp, ngành. Sở đã tham mưu với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng TP ký ban hành Kế hoạch số 04/KH-HĐTĐKT ngày 20/4/2021 về việc Tổ chức phong trào thi đua "Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” giai đoạn 2021-2025.


Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng TP Hà Nội lần thứ 17 (năm 2021).

Đáng chú ý, Sở đã tổ chức thành công 2 đợt xét sáng kiến kinh nghiệm theo kế hoạch năm 2021 với tổng số 571 sáng kiến, đề tài khoa học đạt tiêu chuẩn để xét các danh hiệu thi đua cấp TP và cấp nhà nước năm 2021.

Bên cạnh đó, các hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng tiếp tục được chú trọng triển khai và đem lại những kết quả tốt. Hoạt động triển khai và hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO trong cơ quan hành chính nhà nước và các doanh nghiệp cũng được đẩy mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và thực hiện công tác cải cách hành chính của TP. Nhờ việc áp dụng hệ thống ISO tiên tiến vào sản xuất, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã nâng cao đáng kể năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái của thủ đô.

Hy vọng rằng, trong thời gian tới, với những nỗ lực không ngừng của các cán bộ, nhân viên Sở, cùng sự quan tâm, hỗ trợ, đầu tư của Bộ KH&CN, hoạt động KH&CN Hà Nội sẽ có nhiều đột phát hơn nữa, mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân thủ đô.

Nguyễn Hồng Sơn
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP Hà Nội

Tags Hà Nội trung tâm KH&CN

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục