Dòng hải lưu Nam Cực đang tăng tốc vì biến đổi khí hậu

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/12/2021 | 11:23:46 AM

QLMT - Các nhà khoa học cho biết dòng hải lưu Nam Cực (ACC), dòng hải lưu duy nhất quay quanh hành tinh, đang tăng tốc.


Ảnh minh hoạ. ITN

ACC bao quanh Nam Cực và tách vùng nước lạnh ở phía nam với vùng nước cận nhiệt đới ấm hơn ở phía bắc của nó. Phần ấm hơn của Nam Đại Dương này sẽ hấp thụ rất nhiều nhiệt lượng mà các hoạt động của con người đang thêm vào bầu khí quyển của Trái Đất. Và những gì xảy ra ở đó có thể ảnh hưởng đến khí hậu ở mọi nơi khác.

Các nhà nghiên cứu từ các Viện Hải dương học quốc tế đã sử dụng các phép đo vệ tinh về độ cao bề mặt biển và dữ liệu được thu thập bởi mạng lưới toàn cầu về các phao nổi trên đại dương có tên là Argo để phát hiện xu hướng vận tốc lớp trên của Nam Đại Dương.

Những cơn gió tây đang thổi qua đã tăng tốc khi khí hậu ấm lên. Các mô hình cho thấy tốc độ gió không làm thay đổi nhiều dòng hải lưu. Thay vào đó, nó cung cấp năng lượng cho các xoáy nước đại dương, là những chuyển động tròn của nước chảy ngược với các dòng nước chính.

Từ cả quan sát và mô hình, các nhà nghiên cứu thấy rằng sự thay đổi nhiệt của đại dương đang gây ra gia tốc dòng chảy đại dương đáng kể được phát hiện trong những thập kỷ gần đây.

Các nhà nghiên cứu cho biết, ACC chủ yếu được điều khiển bởi gió, nhưng họ nhận thấy rằng những thay đổi về tốc độ của nó chủ yếu là do sự thay đổi của nhiệt độ nóng lên. Có khả năng tốc độ dòng chảy sẽ còn tăng hơn nữa khi Nam Đại Dương tiếp tục nhận nhiệt từ sự ấm lên toàn cầu do con người gây ra. 

Hải Thanh

Tags Dòng hải lưu Nam Cực biến đổi khí hậu

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục