Vệ tinh Nano Dragon của Việt Nam đã bay vào vũ trụ

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/11/2021 | 5:44:08 PM

QLMT - Sáng 9/11, vệ tinh NanoDragon của Việt Nam đã bay vào vũ trụ cùng với 8 vệ tinh khác tại Nhật Bản, khởi đầu cho hành trình chinh phục không gian của ngành công nghiệp vũ trụ Việt Nam.


Vệ tinh NanoDragon bay vào vũ trụ đánh dấu bước tiến quan trọng của ngành công nghiệp vũ trụ Việt Nam

Vệ tinh của Việt Nam được phóng bởi tên lửa Epsilon 5 tại bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima (Nhật Bản). Khoảng 9h06'54'' (giờ Hà Nội) vệ tinh NanoDragon ‘’Made in Vietnam’’ đã tách thành công khỏi tên lửa Epsilon số 5 của Nhật Bản, đi vào quỹ đạo, bắt đầu làm việc trong không gian. Được thiết kế với nhiệm vụ theo dõi, giám sát phương tiện trên biển, NanoDragon dự kiến hoạt động trên quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560 km.

Chia sẻ với PV từ điểm phóng vệ tinh, đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam cho biết ông xúc động khi tận mắt chứng kiến giây phút tên lửa Epsilon số 5 từ trạm phóng Uchinora bắt đầu đầu khởi động mang theo vệ tinh NanoDragon do các nhà khoa học, chuyên gia Trung tâm vũ trụ Việt Nam (VNSC) phát triển, bay vào không gian vũ trụ. Đây là thành quả bước đầu rất đáng tự hào của Trung tâm vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng của ngành công nghiệp vũ trụ Việt Nam.

Sự vượt trội về khả năng cung cấp thông tin dữ liệu đặc thù của hệ thống vệ tinh vũ trụ sẽ giúp phục vụ hiệu quả cho các dự án của các thành phần kinh tế như quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng khu công nghiệp. Do đó việc phát triển công nghiệp vệ tinh có tiềm năng rất lớn trong phát triển kinh tế, an ninh-quốc phòng cho cả khu vực nhà nước và tư nhân.

Tú Anh

Tags Vệ tinh Nano Dragon bay vào vũ trụ

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục