Nhiên liệu sinh học từ cây cải sẽ sớm thay thế dầu mỏ

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/10/2021 | 8:58:06 AM

QLMT - Một cây họ cải có chứa tinh dầu, không ăn được, tên khoa học là Brassica carinata đang được sử dụng thử nghiệm để chiết xuất thành nhiên liệu sinh học thay thế cho dầu mỏ làm nhiên liệu cho ngành hàng không.

Nhiên liệu sinh học từ cây cải sẽ sớm thay thế dầu mỏ

Cây Brassica carinata

Các nhà khoa học tại Đại học Georgia (Mỹ) khẳng định họ đã tìm ra lời giải giúp đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, cũng như đảm bảo chuỗi cung ứng để tự sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững có nguồn gốc từ cây Brassica carinata ở miền Nam nước Mỹ.

Hàng không là một trong những ngành công nghiệp cần thiết số 1 trên thế giới, nhưng cũng đồng thời là mối hại cho môi trường do lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch có nguồn gốc từ dầu mỏ. Theo nghiên cứu, việc sử dụng cây Brassica carinata có thể tiết kiệm chi phí hơn đáng kể so với nhiên liệu từ dầu mỏ.

Trên thực tế, sử dụng nhiên liệu có nguồn gốc từ cây Brassica carinata không phải là một ý tưởng hoàn toàn mới Nó đã được phát triển và thử nghiệm cách đây vài năm, nhưng đối mặt với nhiều thách thức để đưa vào thực tế. Chuyến bay phản lực đầu tiên sử dụng nhiên liệu sinh học chiết xuất từ cây Brassica carinata tinh khiết đã được thực hiện thành công vào năm 2012, nhưng khi ấy chi phí của nhiên liệu "sạch" cao hơn nhiều so với nhiên liệu hoá thạch thông thường. Mặt khác do nước Mỹ khi đó đang thiếu các cơ sở hạ tầng để thực hiện biến đổi cây trồng thành nhiên liệu.

Để vượt qua những thách thức nêu trên, lần này các nhà khoa học ở Đại học Georgia đã đặt trọng tâm phải khả thi hóa toàn bộ việc xây dựng từ các cơ sở nuôi trồng, hạ tầng, cho tới chi phí sản xuất... với hy vọng cung cấp đầy đủ thông tin cho nông dân, nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách để đưa ra các quyết định phù hợp trong tương lai gần.

Tùng Lâm

Tags nhiên liệu sinh học Brassica carinata dầu mỏ nhiên liệu ngành hàng không tinh dầu cây họ cải

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục