QLMT - Các nhà khoa học tại Đại học bang Texas (Mỹ) đã chế tạo ra viên lọc hydrogel có khả năng biến nước sông hồ thành nước uống chỉ trong 1 giờ.
Viên lọc hydrogel có kích thước nằm gọn trong lòng bàn tay và chỉ cần thả viên lọc này vào nguồn nước ô nhiễm là sẽ có thể tự động diệt khuẩn trong vòng 1 giờ đồng hồ. Viên thử nghiệm được các nhà khoa học tạo ra hiện tại có thể khử trùng 1 lít nước sông hồ, tiêu diệt 99.9% vi khuẩn trong mẫu nước.
Cơ chế hoạt động của viên lọc hydrogel rất độc đáo, khi thả xuống nước nó sẽ tạo ra phản ứng hóa học, hình thành nên hydrogen peroxide (H2O2), hay còn gọi là nước oxy già. H2O2 nhanh chóng kết hợp với những phân tử carbon động để giết chết vi khuẩn gây bệnh bằng cách làm rối loạn quá trình chuyển hóa của các vi sinh vật. Sau đó, chúng sẽ tự hủy trong môi trường tự nhiên. Nhóm nghiên cứu cho biết, sau quá trình này, không có chất độc nào được tạo ra trong nước.
Hiện nay giải pháp được dùng nhiều nhất để diệt khuẩn trong nước là đun sôi, nhưng cách này cần lượng lớn nhiệt năng, và không phải lúc nào cũng khả thi ở các quốc gia nghèo. Một số cách khác để lọc nước như dùng tấm đun bằng ánh sáng mặt trời, lưới lọc graphene hay hệ thống xả chlorine tự động để diệt khuẩn... cũng không hiệu quả ở quy mô nhỏ, hoặc vẫn cần năng lượng để vận hành.
Giải pháp dùng viên lọc hydrogel tỏ ra ưu việt hơn vì không tốn năng lượng, nguyên vật liệu không đắt, lại dễ dàng áp dụng quy ở mô lớn, phục vụ cho từng nhu cầu khác nhau. Hiện tại, các nhà khoa học đang hoàn tất các quá trình thử nghiệm, và sẽ tiến đến thương mại hóa viên lọc hydrogel trong tương lai gần.
Các nhà khoa học hy vọng, với phát minh viên lọc hydrogel sẽ phần nào giải quyết tình trạng khan hiếm nước sạch ở các quốc gia nghèo.
Hải Thanh
Tags
viên lọc hydrogel
nước uống
lọc nước
nước uống
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.