Công trình nghiên cứu phân tử thân thiện với môi trường đoạt giải Nobel Hoá học 2021

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/10/2021 | 11:01:45 AM

QLMT - Ngày 6/10, Giải Nobel Hóa học 2021 đã được trao cho 2 nhà khoa học Benjamin List (người Đức) và David W.C. MacMillan (người Mỹ) nhờ nghiên cứu tìm ra một phương pháp đột phá phát triển các phân tử có thể được sử dụng để tạo ra mọi thứ, kể cả thuốc và hương liệu thực phẩm.


2 nhà khoa học Benjamin List và David MacMillan. Ảnh: ITN

Công trình nghiên cứu của Benjamin List và David W.C. MacMillan cho phép các nhà khoa học có thể sản xuất ra loại phân tử một cách hiệu quả hơn, an toàn hơn, bớt tốn kém hơn - và ít tác động đến môi trường hơn. Trên thực tế, quá trình tạo ra phân tử mất rất nhiều thời gian. Hiện nay, chỉ có hai phương pháp được áp dụng, đòi hỏi các nhà khoa học phải liên kết các nguyên tử riêng lẻ với nhau theo một cách sắp xếp cụ thể, hoặc sử dụng chất xúc tác nhằm đẩy nhanh tiến độ. Song tất cả đã thay đổi từ năm 2000, khi ông Benjamin List và David MacMillan công bố báo cáo về việc các phân tử hữu cơ nhỏ có thể được sử dụng tương tự như các enzym lớn và chất xúc tác kim loại.

Trước công bố mang tính "cách mạng” của hai nhà khoa học, chất xúc tác tiêu chuẩn thường được sử dụng là kim loại, thường có những tác động xấu đến môi trường. Công trình nghiên cứu đột phá của 2 nhà khoa học vừa đạt giải Nobel Hoá học sẽ liên tục được hoàn thiện theo thời gian để tăng hiệu quả của nó lên gấp nhiều lần. Nói về điều đó, Benjamin List cho biết "cuộc cách mạng thực sự" chỉ mới bắt đầu.

Như Huy


Tags Nobel Hoá học 2021 Nobel 2021 nghiên cứu phân tử

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục