QLMT - Báo cáo đăng trong "Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ" cho biết, sự gia tăng khả năng tiếp xúc với nền nhiệt độ khắc nghiệt đang ảnh hưởng đến gần một phần tư dân số thế giới.
Theo một nghiên cứu mới trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ cho thấy sự gia tăng dân số nhanh chóng và sự nóng lên toàn cầu đang là vấn đề nghiêm trọng đối với các thành phố. Việc tiếp xúc thường xuyên với nền nhiệt độ khắc nghiệt ở các thành phố ảnh hưởng trầm trọng đến các vấn đề sức khỏe của con người, nhất là những người nghèo.
Hà Nội trong một ngày nhiệt độ mặt đường gần 50 độ C. Ảnh: ITN
Trong những thập kỷ gần đây, hàng trăm triệu người đã di chuyển từ các vùng nông thôn đến các thành phố, nơi nhiệt độ thường cao hơn do các bề mặt như nhựa đường giữ nhiệt và thiếu thảm thực vật. Các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiệt độ và độ ẩm tối đa hàng ngày ở hơn 13.000 thành phố từ năm 1983 đến năm 2016. Sử dụng một phép đo có tính đến nhiệt và độ ẩm, họ định nghĩa nhiệt độ cực cao là 30 độ C (86 độ F). Sau đó, các nhà nghiên cứu so sánh dữ liệu thời tiết với số liệu thống kê về dân số của các thành phố trong cùng khoảng thời gian 33 năm. Họ đã tính toán số ngày cực nóng trong một năm cụ thể theo dân số của thành phố năm đó.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng số ngày người dân thành phố tiếp xúc với nền nhiệt cao đã tăng từ 40 tỷ mỗi năm vào năm 1983 lên 119 tỷ vào năm 2016. Tác giải chính của nghiên cứu nói trêm, nhà khoa học Cascade Tuholske tại Viện Trái đất của Đại học Columbia cho biết: Sự gia tăng số ngày phải tiếp xúc với nền nhiệt cao của người dân thành phố đã làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, ảnh hưởng đến khả năng làm việc của mọi người, dẫn đến giảm sản lượng của nền kinh tế và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe.
Nghiên cứu chỉ ra các thành phố có tốc độ đô thị hoá nhanh chóng. Trong đó, thủ đô Dhaka của Bangladesh là thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nguyên nhân phần lớn là do dân số tại đây tăng vọt từ khoảng 4 triệu người vào năm 1983 lên khoảng 22 triệu người năm 2021. Các thành phố lớn khác có xu hướng tương tự là Thượng Hải, Quảng Châu, Yangon, Dubai, Hà Nội và Khartoum cũng như các thành phố khác ở Pakistan, Ấn Độ và bán đảo Ả Rập. Các thành phố đang chứng kiến mức độ phơi nhiễm với nền nhiệt cao khắc nghiệt do khí hậu ấm lên bao gồm Baghdad, Cairo, Kuwait City, Lagos, Kolkata và Mumbai. Tại Mỹ, khoảng 40 thành phố lớn đã chứng kiến mức độ phơi nhiễm với nền nhiệt cao gia tăng nhanh chóng, chủ yếu ở các bang như Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama và Florida.
Trong nghiên cứu của mình, các tác giả lưu ý cần phải có đủ đầu tư, can thiệp nhân đạo và hỗ trợ của chính phủ để chống lại tác động tiêu cực của nắng nóng do đô thị hoá.
Việc phát triển quá độ, không kiểm soát các đô thị đem đến những hệ quả không mong muốn, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người dân và tương lai đô thị. Các đô thị ngày càng bị hâm nóng hơn khi các hiện tượng thời tiết tiêu cực xảy ra. Thời gian qua, miền Bắc Việt Nam liên tục xuất hiện các đợt nắng nóng kỷ lục, có nơi như Hà Nội, nhiệt độ ngoài trời đo được lên đến trên 40 độ C, nhiệt độ mặt đường đạt ngưỡng gần 50 độ C.
Bắc Lãm
Tags
nắng nóng
đô thị hoá
sức khoẻ
nóng lên toàn cầu
nền nhiệt cao
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.