Khoa học và công nghệ góp phần quan trọng hoàn thành “mục tiêu kép”

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/1/2021 | 4:49:18 PM

QLMT - Mặc dù, chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và sự suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế thế giới, kinh tế nước ta vẫn kiên cường duy trì tăng trưởng dương 2,91% và là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Để đạt được điều đó, có sự đóng góp quan trọng của khoa học và công nghệ.

muc-tieu-kep
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị

Sáng 6/1/2021, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021.

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, năm 2020, toàn thế giới gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, suy thoái kinh tế chung. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thực hiện "mục tiêu kép”: phòng chống dịch, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân. Trong thành công này, khoa học công nghệ có những đóng góp quan trọng.

muc-tieu-kep-1
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu khai mạc hội nghị

Báo cáo kết quả thực hiện công tác năm 2020, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định cũng khẳng định, mặc dù, chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh và sự suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế thế giới, kinh tế nước ta vẫn kiên cường duy trì tăng trưởng dương 2,91%, là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Năng suất lao động được cải thiện, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 5,8%/năm, cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (4,3%/năm) và vượt mục tiêu đề ra (5%/năm). Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) bình quân 5 năm đạt khoảng 45,2% (mục tiêu đề ra là 30-35%).

Theo Thứ trưởng Lê Xuân Định, trong thành công chung đó, có sự đóng góp của Bộ và của ngành Khoa học và Công nghệ thông qua việc tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà Chính phủ phân công.

muc-tieu-kep-2
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định phát biểu tại Hội nghị

Ông Lê Xuân Định cho biết, nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, khôi phục sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt 10 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia đột xuất. Các nhiệm vụ thực hiện nuôi cấy, phân lập virus SARS-CoV-2; sản xuất kit thử; nghiên cứu phát triển vaccine phòng Covid-19 Nanocovax đã được thử nghiệm lâm sàng trên người; Nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm thành công sản phẩm robot sử dụng tại các bệnh viện và khu cách ly; chiếu xạ khử khuẩn miễn phí thiết bị, vật phẩm y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch; phối hợp cùng các bộ, ngành xây dựng bản đồ vùng dịch sử dụng Vmap, phát hiện những người có nguy cơ lây nhiễm tại các điểm du lịch; xây dựng phần mềm khai báo y tế...

Trong năm 2020, chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) của Việt Nam tiếp tục giữ vững thứ hạng 42/131 quốc gia, vùng lãnh thổ và được xem là hình mẫu của các nước đang phát triển khác trong việc thiết lập đổi mới sáng tạo như một ưu tiên quốc gia. Bên cạnh đó, nhiều dự án đầu tư lớn được triển khai tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Số vốn đăng ký và giá trị sản xuất của 3 khu công nghệ cao quốc gia đều tăng.

Các kết quả còn được thể hiện trong các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, đã đóng góp hiệu quả phục vụ điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ trực tiếp việc chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng.

Trong nông nghiệp, khoa học và công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các Chương trình sản phẩm quốc gia, Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao  và Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen,... được triển khai hiệu quả, góp phần duy trì xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực trong đại dịch Covid-19.

Nhiều doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trang trại tiên tiến đã và đang làm chủ được quy trình công nghệ, giảm giá thành sản phẩm, nhân rộng các quy trình công nghệ chuyển giao cho người sản xuất ở tất cả các lĩnh vực trên các đối tượng cây con chủ lực, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế từ 15 - 30%, thúc đẩy sản xuất sản phẩm ở quy mô công nghiệp.

Trong lĩnh vực công nghiệp, đã chế tạo thành công nhiều thiết bị, dây chuyền sản xuất, chủng loại vật liệu mới phục vụ phát triển ngành cơ khí chế tạo, năng lượng, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp,… 

Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết, trong năm 2021, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030; tiếp tục thực hiện nghiên cứu sản xuất vắc-xin phục vụ công tác phòng, chống đại dịch Covid-19; thúc đẩy phát triển mạnh hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức…

muc-tieu-kep-3
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao bằng khen của Thủ tướng ghi nhận đóng góp của Bộ Khoa học và Công nghệ

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao và ghi nhận sự chuyển biến trong hoạt động của Bộ Khoa học và Công nghệ, đã nhanh nhạy, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất (vaccine, kit thử, phòng chống dịch...). Phó Thủ tướng dẫn ví dụ từ những tòa nhà chọc trời được thi công, những công trình lớn được xây lắp bởi những con người Việt cho thấy năng lực khoa học công nghệ của đất nước rất lớn.

Tuy vậy, Phó Thủ tướng cũng đề nghị, Bộ tập trung nghiên cứu, đề xuất cơ chế vượt trội, tháo gỡ những điểm ách tắc và minh bạch hơn nữa trong cơ chế tài chính. Đồng thời, mong muốn Bộ Khoa học và Công nghệ đồng lòng lên tiếng, từ đó, sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Phó Thủ tướng cũng mong muốn Bộ Khoa học và Công nghệ phấn đấu đi đầu trong công khai minh bạch để tạo cơ chế thúc đẩy sáng tạo trong cộng đồng những người làm nghiên cứu.


Theo Mai Đan/ Tài Nguyên & Môi Trường

Tags khoa học và công nghệ Covid-19 kinh tế thế giới

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục