Sản lượng thuỷ điện toàn cầu giảm mạnh vì hạn hán

  • Cập nhật: Thứ bảy, 7/10/2023 | 4:28:49 PM

QLMT - Nửa đầu năm 2023 đã chứng kiến một sự sụt giảm đáng lo ngại của sản lượng thủy điện trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc. Đây được xem là một biểu hiện mạnh mẽ về tác động của biến đổi khí hậu đối với nguồn năng lượng quan trọng này.


Ảnh minh hoạ. ITN

Theo một phân tích mới từ tổ chức tư vấn năng lượng tái tạo Ember, sản lượng thủy điện đã giảm 8,5% trong sáu tháng đầu năm nay, mức giảm cao chưa từng thấy trong hai thập kỷ qua. Điều đáng chú ý là 75% sụt giảm này xuất phát từ Trung Quốc, nơi ghi nhận nhiệt độ kỷ lục trong thời gian đầu năm 2023.

Từ mùa đông năm 2022 đến mùa xuân năm 2023, các vùng phía tây nam của Trung Quốc ghi nhận lượng mưa ít hơn và nhiệt độ cao hơn so với mức trung bình, dẫn đến sự suy giảm đáng kể trong sản lượng thủy điện. Sự sụt giảm này không chỉ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp năng lượng, mà còn tạo ra một tình huống đáng lo ngại về tăng lượng khí thải carbon toàn cầu trong nửa đầu năm 2023.

Tổ chức Ember cảnh báo, tác động của biến đổi khí hậu lên thủy điện có thể thay đổi đáng kể theo địa lý và cường độ mưa, cũng như tình hình bốc hơi, có thể gây ra cả tác động tích cực và tiêu cực tùy thuộc vào khu vực cụ thể. Trong khi một số khu vực ở Trung Phi, Ấn Độ, Trung Á và các vùng vĩ độ cao có tiềm năng tăng cường sản lượng thủy điện, thì ở nhiều nơi khác, điều kiện khí hậu bất lợi có thể tạo ra thách thức lớn.

Càng thêm lo ngại, tốc độ tăng trưởng của năng lượng mặt trời và năng lượng gió trên toàn thế giới đã chậm lại trong nửa đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sự phát triển chưa bền vững của nguồn năng lượng tái tạo. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã đưa ra dự báo nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch sẽ đạt đỉnh vào năm 2030.

ĐAN VY

Tags thuỷ điện hạn hán biến đổi khí hậu

Các tin khác

Biến đổi khí hậu có thể khiến mưa lớn, nắng nóng, hạn hán và cháy rừng trở nên trầm trọng và kéo dài lâu hơn trên khắp thế giới.

Hiện tượng El Niño đang suy yếu, cùng với hiện tượng được gọi là Lưỡng cực Ấn Độ Dương, đang đóng một vai trò nào đó, đặc biệt là gây ra lũ lụt ở Đông Phi, hạn hán ở Nam Phi và nhiệt độ cao ở Đông Nam Á.

Nhiều ngày sau trận mưa lịch sử, Dubai vẫn chìm trong lũ - một ví dụ sâu sắc về việc thế giới đang thua trong cuộc chạy đua "nước rút" với biến đổi khí hậu.

Vào những ngày cuối năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều trạm quan trắc, ứng dụng đo lường chất lượng không khí Hà Nội liên tục cho kết quả ở mức xấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục