Lượng khí thải carbon toàn cầu vẫn ở mức cao kỷ lục trong năm nay

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/11/2022 | 11:55:52 AM

QLMT - Lượng phát thải dự kiến sẽ đạt 40,6 tỷ tấn vào năm 2022, tăng gần 1% so với năm 2021 và chủ yếu được thúc đẩy bởi quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch

Theo một báo cáo được công bố mới đây, lượng khí thải carbon dioxide trên toàn cầu vẫn ở mức cao kỷ lục vào năm 2022, khiến hành tinh này còn chưa đầy một thập kỷ để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris mang tính bước ngoặt.

Theo Dự án Carbon toàn cầu, bao gồm các nhà khoa học theo dõi và định lượng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, không tìm thấy dấu hiệu nào về việc cắt giảm lượng khí thải cần thiết để hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đó là mục tiêu đã được thống nhất của gần 200 quốc gia đã ký Thỏa thuận Paris năm 2015 nhằm ngăn chặn những tác động tàn phá nhất của biến đổi khí hậu.

Những phát hiện đáng lo ngại này phù hợp với các báo cáo gần đây khác, bao gồm cả từ văn phòng khí hậu của Liên Hợp Quốc, cảnh báo rằng thế giới "không có nơi nào gần” đạt được mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính.

Lượng khí thải carbon toàn cầu vẫn ở mức cao kỷ lục trong năm nay
Ảnh minh hoạ (Nguồn : Internet)

Pierre Friedlingstein, một nhà lập mô hình khí hậu tại Đại học Exeter ở Vương quốc Anh và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Đây là bằng chứng cho thấy thời gian đang dần cạn kiệt.

Friedlingstein và các đồng nghiệp của ông phát hiện ra rằng nếu lượng khí thải carbon duy trì ở mức năm 2022, thì có 50% khả năng hành tinh sẽ tăng lên quá 1,5 độ C khi ấm lên trong chín năm.

Báo cáo ước tính rằng 40,6 tỷ tấn carbon dioxide sẽ được thải vào khí quyển vào năm 2022 - gần tương đương với tổng lượng khí thải carbon vào năm 2019, trước đại dịch.

Lượng khí thải carbon dioxide vào năm 2020 đã giảm kỷ lục 1,9 tỷ tấn do kết quả của việc phòng chống Covid nghiêm ngặt khiến hầu hết các chuyến du lịch hàng không bị đình trệ và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội. Theo nghiên cứu, lượng phát thải đã tăng trở lại và đại dịch đang diễn ra vẫn còn tác động, cùng với tác động lan tỏa từ cuộc chiến ở Ukraine.

Phân tích của Dự án carbon toàn cầu (GCP) sử dụng nhiều luồng dữ liệu qua các năm đến nay để ước tính lượng khí thải cho năm 2022. Nó cho thấy CO2 liên quan đến nhiên liệu hóa thạch đang tăng 1% lên 36,6 tỷ tấn, mức cao nhất từ ​​trước đến nay. Việc đốt các sản phẩm từ dầu nhiều hơn là yếu tố đóng góp lớn nhất, chủ yếu là do sự phục hồi liên tục của ngành hàng không quốc tế sau đại dịch.

Theo GCP, phát thải từ Trung Quốc, quốc gia gây ô nhiễm lớn nhất thế giới, sẽ giảm 1% vào năm 2022, do các hạn chế nghiêm ngặt của việc phong chống Covid ở nước này và sự sụp đổ của ngành xây dựng. EU cũng sẽ có mức giảm tương tự do lượng khí thải than tăng 7% đã được bù đắp bởi lượng khí CO2 giảm 10% từ việc tiêu thụ khí đốt sau khi cuộc chiến ở Ukraine diễn ra.

Ngược lại, lượng khí thải của Mỹ sẽ tăng 1,5%, với sự gia tăng các chuyến bay phần lớn là nguyên nhân chính. Ấn Độ sẽ có mức tăng lớn nhất, 6%. Điều này là do lượng phát thải than, dầu cao hơn và Ấn Độ hiện phát thải nhiều hơn so với EU nói chung - mặc dù lượng phát thải trên đầu người vẫn thấp hơn nhiều.

Báo cáo cũng nhấn mạnh con đường đầy thách thức phía trước, đặc biệt là khi đạt được mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050 - một trạng thái mà khí thải do con người gây ra không còn làm trầm trọng thêm hiện tượng nóng lên toàn cầu vì chúng được cân bằng bằng cách loại bỏ khí nhà kính khỏi bầu khí quyển. Để đạt được mục tiêu thực bằng 0, lượng khí thải carbon sẽ cần giảm 1,4 tỷ tấn mỗi năm, tương đương với mức giảm đáng kinh ngạc trong năm 2020 do đại dịch covid.

Hải Sơn (T/h)


Tags khí thải carbon nhiên liệu hóa thạch biến đổi khí hậu

Các tin khác

Biến đổi khí hậu có thể khiến mưa lớn, nắng nóng, hạn hán và cháy rừng trở nên trầm trọng và kéo dài lâu hơn trên khắp thế giới.

Hiện tượng El Niño đang suy yếu, cùng với hiện tượng được gọi là Lưỡng cực Ấn Độ Dương, đang đóng một vai trò nào đó, đặc biệt là gây ra lũ lụt ở Đông Phi, hạn hán ở Nam Phi và nhiệt độ cao ở Đông Nam Á.

Nhiều ngày sau trận mưa lịch sử, Dubai vẫn chìm trong lũ - một ví dụ sâu sắc về việc thế giới đang thua trong cuộc chạy đua "nước rút" với biến đổi khí hậu.

Vào những ngày cuối năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều trạm quan trắc, ứng dụng đo lường chất lượng không khí Hà Nội liên tục cho kết quả ở mức xấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự