Biến vỏ đầu tôm, vỏ trứng thành phân bón lá sinh học

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/8/2023 | 2:36:42 PM

QLMT - Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp là vỏ đầu tôm và vỏ trừng, các nhà khoa học phía Nam đã phát triển thành công các sản phẩm phân bón lá sinh học tốt cho cây trồng.


Ảnh minh hoạ. 

Sản phẩm ra đời từ đề tài "Nghiên cứu quy trình chiết xuất canxi từ vỏ trứng; oligochitosan, axit amin từ vỏ đầu tôm, phối chế làm phân bón lá sinh học” của nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa).

Trang Khoa học và Phát triển giới thiệu, đối với vỏ trứng gia cầm, nhóm nghiên cứu nghiền nhỏ 1kg thành bột và thủy phân với dung môi là độ axit acetic 25%. Sau đó ủ trong 4 ngày ở nhiệt độ thường, rồi đem vắt ly tâm (vắt kiệt) thu dịch chiết canxi (ion canxi Ca2+), cho phép cây hấp thụ canxi nhanh và hiệu quả hơn so với dạng bột nghiền.

Đối với vỏ đầu tôm, nhóm phối trộn 1kg vỏ đầu tôm với 15rg NaHCO3 và 2,5g KOH, gia nhiệt trong thời gian 30 phút, ở nhiệt độ 105 độ C, áp suất 1atm. Sau đó, lấy ra để nguội ở nhiệt độ 40 độ C, tiếp tục cho 300ml dịch vỏ quả thơm (dứa), cùng 5ml EM ủ trong 72 giờ, sau đó vắt kiệt, thu được 742,5ml dịch axit amin với nồng độ 8,77%. Axit amin là thành phần cấu trúc nên tế bào, tham gia tạo nên kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh.

Cũng từ vỏ đầu tôm, nhóm điều chế được chitin, chitosan. Từ dung dịch chitosan 4,5%, bằng phương pháp nhũ hóa kết hợp với chất xúc tác hóa học (axit acetic 25%, NaOH), nhóm điều chế được dung dịch oligo chitosan 5,0% với kích thước hạt đồng nhất 15 – 20nm. Hợp chất hữu cơ này có thể đi qua màng tế bào và phá vỡ tế bào vi sinh vật, từ đó hạn chế ảnh hưởng của mầm bệnh, góp phần giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Từ các nguyên liệu điều chế được ở trên, nhóm thực hiện phối chế tạo ra 2 chế phẩm phân bón lá Ca-Oligochitosan-Amin-TE chuyên dùng cho cây rau ăn lá, và cho hoa lan, cây cảnh. 

Sản phẩm phân bón lá do nhóm điều chế. Ảnh: NNC
Sản phẩm phân bón lá do nhóm điều chế. Ảnh: NNC

Quá trình thử nghiệm sản phẩm phân bón lá sinh học  Ca-Oligochitosan-Amin-TE của nhóm nghiên cứu trên cây cải ngọt, cải thìa đã cho thấy cây phát triển tốt cho năng suất cao hơn 29% so với bón phân hữu cơ khác sản xuất trong nước. 

Nhóm nghiên cứu thử nghiệm sử dụng phân bón lá sinh học Ca-Oligochitosan-Amin-TE trên cây hoa lan cũng cho những kết quả khả quan khi cây sinh trưởng mạnh hơn và hạn chế được cả bệnh đốm lá. 

LÂM HÀ

Tags vỏ đầu tôm vỏ trứng phân bón lá sinh học

Các tin khác

Nhóm sinh viên từ Đại học Quốc gia TP.HCM đã thành công trong việc chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng, một phát minh có thể hỗ trợ hiệu quả trong y học cổ truyền.

Để đối phó với nguy cơ lũ và ngập lụt tại các khu vực tập trung đông dân cư ở vùng miền núi Bắc Bộ, TS Lê Viết Sơn cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Quy hoạch thủy lợi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ, ngập lụt và đề xuất các giải pháp phòng tránh, thích ứng cho các khu vực tập trung đông dân cư, đô thị vùng miền núi Bắc Bộ”.

Rác thải từ nông nghiệp đang gây ra ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí. Do đó, sản xuất vật liệu xây dựng từ phế thải là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn.

Một nhóm các nhà nghiên cứu khu vực miền Nam đã thành công trong việc sử dụng các phụ phẩm công nghiệp như bùn lắng, tro xỉ nhiệt điện than và xỉ lò đốt rác để tạo ra vật liệu san lấp mới có khả năng chịu lực thay thế cát san lấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục