Chế tạo ra loại vật liệu polymer tự phục hồi

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/6/2023 | 9:54:28 AM

QLMT - PGS. TS. Nguyễn Thị Lệ Thu và cộng sự ở Trường Đại học Bách khoa TPHCM đã nghiên cứu và tổng hợp thành công loại vật liệu polymer mới với tính năng tự phục hồi.

Đó là kết quả của nghiên cứu "Tổng hợp vật liệu tự lành trên cơ sở kết hợp cấu trúc mạng đan xen của polyurethane nhớ hình với liên kết Diels-Alder và mạch linh động”. 

Vật liệu mới được tổng hợp trên cơ sở kết hợp cấu trúc mạng đan xen của polyurethane - PU ( một một loại polymer, được dùng phổ biến, rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp), kết hợp với liên kết Diels-Alder một (phản ứng trong hóa học hữu cơ) và các phân đoạn, mạch bên linh động. 

Theo nhóm nghiên cứu, nguyên liệu chính của vật liệu là polyester/polyether – PDMS, cùng một số hóa chất khác, nhóm đã tổng hợp được 2 hệ polymer mới và thử nghiệm chúng bằng cách tạo các vết rạch trên bề mặt, sau đó gia nhiệt ở 70 độ C trong vòng 24h, rồi ngâm trong dung môi chloroform. Kết quả, khả năng phục hồi vết rạch ở Polymer loại 1 khoảng trên 80%, Polymer loại 2 trên 90% so với độ rộng vết rạch.

Hình ảnh qua kính hiển vi của vết cắt và sau khi chữa lành của sản phẩm
Hình ảnh qua kính hiển vi của vết cắt và sau khi chữa lành của sản phẩm. Ảnh: NNC

Vật liệu tự phục hồi hay còn được gọi là vật liệu tự lành - là một khái niệm tương đối mới và phát triển rất nhanh chóng trong khoa học vật liệu hơn thập kỷ gần đây. Các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu áp dụng các phương pháp khác nhau để tạo ra vật liệu, khi bị hư hỏng có thể tự phục hồi các tính chất như độ bền gãy đứt, tính chống ăn mòn, hoặc tính dẫn điện.  

 
Nhiều vật liệu polymer tự lành đã và đang được phát triển ứng dụng làm vật liệu composite tự lành, màng phủ chống ăn mòn cho bề mặt kim loại, màng phủ "tự lành” trầy xước cho các sản phẩm composite, nhựa và vải. Vật liệu polymer tự lành có thể được ứng dụng trong lĩnh vực y sinh, chẳng hạn như làm vật liệu bộ phận cấy ghép, da nhân tạo hay keo dán vết thương, hoặc làm màng sơn tự lành vết xước cho xe hơi và điện thoại thông minh, làm màn hình điện thoại thông minh.

TÙNG LÂM

Tags polymer vật liệu tự phục hồi

Các tin khác

Nhóm sinh viên từ Đại học Quốc gia TP.HCM đã thành công trong việc chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng, một phát minh có thể hỗ trợ hiệu quả trong y học cổ truyền.

Để đối phó với nguy cơ lũ và ngập lụt tại các khu vực tập trung đông dân cư ở vùng miền núi Bắc Bộ, TS Lê Viết Sơn cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Quy hoạch thủy lợi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ, ngập lụt và đề xuất các giải pháp phòng tránh, thích ứng cho các khu vực tập trung đông dân cư, đô thị vùng miền núi Bắc Bộ”.

Rác thải từ nông nghiệp đang gây ra ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí. Do đó, sản xuất vật liệu xây dựng từ phế thải là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn.

Một nhóm các nhà nghiên cứu khu vực miền Nam đã thành công trong việc sử dụng các phụ phẩm công nghiệp như bùn lắng, tro xỉ nhiệt điện than và xỉ lò đốt rác để tạo ra vật liệu san lấp mới có khả năng chịu lực thay thế cát san lấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự