Xử lý rác thải hữu cơ làm thức ăn cho trùn quế - Lợi cả đôi đường

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/6/2023 | 4:33:06 PM

QLMT - Nuôi trùn quế bằng rác thải hữu cơ là một trong những phương pháp hiệu quả, tốn ít chi phí để xử lý, dễ thực hiện, tạo ra sản phẩm có giá trị, mang lại lợi nhuận cao, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường và hướng đến phát triển bền vững.

Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI) phối hợp với Câu lạc bộ Các Nhà khoa học trẻ TP.HCM tổ chức hội thảo giới thiệu "Giải pháp xử lý rác thải hữu cơ làm thức ăn cho trùn quế Perionyx escavatus”.

Tại hội thảo, ông Kiều Văn Giỏi - tác giả của giải pháp nói trên đã giới thiệu quy trình công nghệ xử lý rác thải hữu cơ làm thức ăn cho trùn quế. Giải pháp xử lý rác thải bao gồm các nguyên liệu hữu cơ như lá cây, rau củ quả, thức ăn thừa… kết hợp mùn cưa xay nhuyễn, trộn đều, ủ lên men bằng chế phẩm lợi khuẩn EM (Effective microorganisms) theo tỷ lệ thích hợp sẽ tạo ra thức ăn dạng sệt, giàu các axit amin, vi lượng và khoáng chất. 

Ông Kiều Văn Giỏi giới thiệu quy trình công nghệ xử lý rác thải hữu cơ làm thức ăn cho trùn quế
Ông Kiều Văn Giỏi giới thiệu quy trình công nghệ xử lý rác thải hữu cơ làm thức ăn cho trùn quế 

Giải pháp này giúp giảm thiểu lượng rác thải, tận dụng nguồn thực phẩm loại bỏ và trùn quế với chức năng sống tự nhiên giúp phân hủy rác thải hữu cơ mà không sử dụng phân gia súc. Bên cạnh đó, quy trình nhân nuôi trùn quế còn sử dụng các thiết bị nuôi dạng ngăn để trùn giống đẻ trứng và thiết bị ấp dạng khay một tầng hoặc xếp chồng nhiều tầng, tạo độ ẩm, nhiệt độ thích hợp thuận lợi cho trứng nở tối đa.

Ông Kiều Văn Giỏi khẳng định, giải pháp nuôi trùn bằng rác thải hữu cơ có thể thu được lợi nhuận kinh tế gần 400 triệu đồng/năm trong mô hình nuôi 1000m2. Ưu điểm của giải pháp này là năng suất cao, rút ngắn thời gian nuôi. Sản phẩm của quy trình là phân trùn quế (một loại phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng, tạo cho đất có độ màu mỡ cao); sinh khối giàu protein cho sản xuất thức ăn chăn nuôi (nuôi gà, nuôi heo); trùn tươi (loại thức ăn lý tưởng để nuôi thủy sản, các loại cá, tôm, ếch,…).


Mô hình giải pháp xử lý rác thải hữu cơ nuôi trùn quế có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

Mô hình giải pháp xử lý rác thải hữu cơ nuôi trùn quế được các đại biểu đánh giá có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, thực phẩm, mỹ phẩm, y tế,... Nhất là ứng dụng trong việc xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình, xử lý rác tại các trạm trung chuyển rác,… đang rất được quan tâm. 

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay trung bình mỗi ngày phát sinh hơn 10.000 tấn rác thải sinh hoạt. Thành phố có 2 trạm xử lý rác lớn với phương pháp chủ yếu vẫn là chôn lấp. Nếu áp dụng giải pháp công nghệ này sẽ góp phần giải quyết vấn đề xử lý rác thải tại nguồn, giảm thiểu rác thải sinh hoạt, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường.

LÂM HÀ

Tags xử lý rác thải rác thải hữu cơ trùn quế

Các tin khác

Nhóm sinh viên từ Đại học Quốc gia TP.HCM đã thành công trong việc chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng, một phát minh có thể hỗ trợ hiệu quả trong y học cổ truyền.

Để đối phó với nguy cơ lũ và ngập lụt tại các khu vực tập trung đông dân cư ở vùng miền núi Bắc Bộ, TS Lê Viết Sơn cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Quy hoạch thủy lợi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ, ngập lụt và đề xuất các giải pháp phòng tránh, thích ứng cho các khu vực tập trung đông dân cư, đô thị vùng miền núi Bắc Bộ”.

Rác thải từ nông nghiệp đang gây ra ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí. Do đó, sản xuất vật liệu xây dựng từ phế thải là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn.

Một nhóm các nhà nghiên cứu khu vực miền Nam đã thành công trong việc sử dụng các phụ phẩm công nghiệp như bùn lắng, tro xỉ nhiệt điện than và xỉ lò đốt rác để tạo ra vật liệu san lấp mới có khả năng chịu lực thay thế cát san lấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục