Cách xử lý nước mưa của Berlin trong bối cảnh biến đổi khí hậu

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/8/2024 | 4:55:21 PM

Thủ đô của Đức đang gặp vấn đề với nhiệt độ tăng cao và hạn hán. Vì vậy, Berlin đã nghiên cứu các giải pháp thu thập và lưu trữ nước mưa để biến thành một thành phố bọt biển.


Một bể chứa ngầm đang được thi công tại Berlin. Ảnh: DW

Berlin nằm ở vùng khô hạn của Đức và nguồn cung cấp nước là chủ đề nóng của thành phố vào mỗi mùa hè. Đó là lý do Berlin đang áp dụng các biện pháp để hấp thụ và lưu trữ nước mưa như một miếng bọt biển, đồng thời giải phóng nước khi cần.

Bước đầu tiên là xây dựng một số bể ngầm khổng lồ. Các bể ngầm hoạt động như những "bãi tập kết” nước thải. Khi trời mưa, nước từ khu vực xung quanh đổ dồn về bể và sau đó được bơm đến nhà máy xử lý.

Chín trong số các cơ sở này đã hoàn thành. Bể chứa nước thải lớn nhất trong nội thành vẫn đang được xây dựng. Nó có độ sâu 30 mét dưới lòng đất và sẽ chứa gần 17.000 mét khối nước mưa sau khi hoàn thành vào năm 2026. Con số này tương đương với gần bảy bể bơi kích thước tiêu chuẩn Olympic.

Khi có mưa lớn và hệ thống thoát nước của Berlin đứng trước nguy quá tải, nước dư thừa sẽ được lưu trữ trong các bể chứa. Sau đó, nước được bơm vào một nhà máy lọc nước trước khi được xả trở lại kênh đào và sông ngòi của Berlin khi mưa tạnh.

Người phát ngôn công ty cấp nước BWB của Berlin, bà Astrid Hackenesch-Rump cho biết điều này sẽ ngăn phân và nước thải tràn vào sông Spree. BWB chịu trách nhiệm cung cấp nước uống cho Berlin, cũng như quản lý và xử lý nước thải trên toàn thành phố.

Bà Hackenesch-Rump tiết lộ: "Động lực thúc đẩy chương trình này không chỉ là hạn hán và bảo tồn tài nguyên, mà còn ngăn ngừa tình trạng tràn nước thải".

Tình trạng tràn thường xảy ra trong các hệ thống thoát nước thải kết hợp, nơi nước mưa "nhập dòng” với nước thải sinh hoạt trong cùng một mạng lưới đường ống. Các hệ thống này được thiết kế để dẫn toàn bộ nước thải đến nhà máy xử lý trước khi xả vào các nguồn nước tự nhiên.

Tuy nhiên, trong những trận mưa lớn, lượng nước đổ vào hệ thống có thể vượt quá khả năng xử lý. Khi điều này xảy ra, lượng nước dư thừa bao gồm nước mưa và nước thải chưa qua xử lý sẽ tràn trực tiếp vào các con sông. Khoảng 2.000 trong số 10.000 km hệ thống cống rãnh của Berlin là hệ thống kết hợp.


Cơ quan nước mưa của Berlin đã tư vấn các nhà hoạch định đô thị về thiết kế mái nhà xanh. Ảnh: DW

Các công trình tại Berlin đã chiếm hầu hết các không gian mở nơi nước từng có thể thấm xuống đất. Vì vậy, khi có nhiều mưa, thay vì được đất và cây cối hút, nước chảy qua bê tông hoặc nhựa đường và hòa vào nước thải.

Đó là lý do chính quyền Berlin cùng BWB thành lập "cơ quan nước mưa". Cơ quan này tư vấn cho các nhà quy hoạch đô thị về cách thiết kế mái nhà và tòa nhà xanh, đồng thời đề xuất những ý tưởng sáng tạo để thu gom và lưu trữ nước mưa nhưng ngăn chúng không bị hòa vào nước thải.

Thành phố Berlin đã thông qua một luật xây dựng quy định rằng chỉ một lượng nhỏ nước mưa trên các tòa nhà được phép chảy vào hệ thống thoát nước thải. Phần còn lại phải bốc hơi hoặc thấm xuống đất. Ví dụ, một khu chung cư mới cần được xây dựng kèm ao lớn để thu thập nước mưa, có cây trồng bên cạnh giúp làm sạch nước, sau đó có thể sử dụng để tưới tiêu.

Các biện pháp phủ xanh như thế này cũng giúp bảo vệ chống lại lũ quét. "Để giải quyết cuộc khủng hoảng nước, cần có sự sẵn sàng của mọi người để suy nghĩ vượt ra ngoài ranh giới ", bà Hackenesch-Rump cho biết.

Theo Hà Linh/Báo Tin tức

Tags nước mưa Berlin biến đổi khí hậu bể ngầm

Các tin khác

Việc giảm thiểu rủi ro thiên tai đang được thế giới và các quốc gia quan tâm hàng đầu. Các mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai đã và đang được các quốc gia áp dụng một cách mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị.

Chiều 17/9, TP Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tổng kết Chiến dịch 7 ngày đêm khắc phục hậu quả bão số 3.

Đô thị hóa và sự gia tăng dân số đô thị khiến con người ngày càng mất dần mối liên hệ với thiên nhiên.

Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện thường xuyên theo dõi tình hình mưa, bão để chủ động trong mọi tình huống; có kế hoạch, phương án xử lý thoát nước, chống ngập úng hiệu quả tránh tình trạng bị động gây thiệt hại về người và của.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục