Nigeria: Độc đáo sáng kiến thanh toán học phí bằng rác thải tái chế được

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/6/2023 | 4:11:37 PM

QLMT - Hoạt động này vừa nhằm giảm số trẻ em phải nghỉ học do hoàn cảnh khó khăn, lại giúp đường phố Lagos, Nigeria giảm lượng rác thải.

Một hoạt động rất nhân văn đang diễn ra tại một số trường học ở Lagos, Nigeria. Rất nhiều trẻ em được đến trường với cặp sách và quần áo mới mà không mất tiền học phí, thay vào đó gia đình và các em sẽ đóng rác thải có thể tái chế cho nhà trường.

Fawas Adeosun, một học sinh lớp 4 ở thành phố Lagos của Nigeria không được đi học vì mẹ của em không đóng tiền học phí cho nhà trường. Tuy nhiên, một trường học đặc biệt thu học phí bằng rác thải tái chế đã giúp Fawas Adeosun tiếp tục được đi học.

Trường học mang tên My Dream Stead nằm ở khu phố Ajegunle, nơi gia đình Fawas Adeosun sinh sống, là một trong 40 trường học có học phí thấp ở Lagos và chấp nhận thanh toán học phí bằng rác thải có thể tái chế.



Học sinh tham gia các lớp học tại My Dream Stead. (Nguồn: Reuters)

Trong bốn năm qua, một tổ chức môi trường địa phương có tên là Sáng kiến Làm sạch châu Phi đã thu gom chai, lon, hộp đựng đồ uống và hộp nhựa do phụ huynh mang đến trường và bán chúng cho những người tái chế.

Số tiền thu được sẽ dùng để trả lương cho giáo viên, mua đồng phục cho học sinh, đồ dùng học tập, cùng các chi phí khác.

Người sáng lập tổ chức môi trường trên, Alexander Akhigbe, cho biết kế hoạch này nhằm giảm số lượng trẻ em phải nghỉ học cũng như lượng rác thải trên đường phố ở Lagos.

Học phí tại trường My Dream Stead là 130 USD/năm và nhà trường đang mở rộng thêm để có thể tiếp nhận đến 120 học sinh. Khi trường này mới thành lập năm 2019, chỉ có 7 học sinh đăng ký học.

Hải Đăng (T/h)

Tags Nigeria Sáng kiến Thanh toán học phí Rác thải tái chế

Các tin khác

Trong thời gian tới, UBND huyện Tháp Mười chỉ đạo các ngành liên quan đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường cả về nội dung và hình thức.

Sau gần 4 năm triển khai mô hình thu gom vỏ hộp sữa tại các trường học trên địa bàn huyện Tiên Du, chương trình đã thu gom được trên 56 tấn vỏ hộp giấy, tương đương với 5,6 triệu vỏ hộp sữa.

Phụ nữ tại Hải Dương đang áp dụng một mô hình sáng tạo trong xử lý chất thải hữu cơ tại nhà, với việc sử dụng men vi sinh IMO (vi sinh vật bản địa). Đây có thể coi là phương pháp “lợi cả đôi đường”, nhiều ưu điểm, giá rẻ, dễ thực hiện. Song để có thể nhân rộng, cần sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cấp, ngành và cộng đồng.

Sáng ngày 8/3, tại chợ nông thôn Vị Thanh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ ra mắt thực hiện mô hình "Phụ nữ xách giỏ đi chợ" nhằm vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng túi nilon.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục