Ngập úng tại khu vực Hồ Gươm, đâu là nguyên nhân?

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/9/2020 | 4:18:45 PM

QLMT - Vừa qua, chỉ với 1, 2 trận mưa lớn khiến nhiều khu vực nội thành Hà Nội ngập lụt diện rộng. Đặc biệt, cơn mưa lớn đã khiến nhiều tuyến phố xung quanh Hồ Gươm bị ngập sâu, điều hiếm khi xảy ra ở khu vực này. Theo nhiều người dân cũng như các chuyên gia, đây là vấn đề đáng báo động về tình trạng ngập úng đô thị.


Cần đồng bộ nhiều biện pháp để giải quyết tình trạng ngập úng. (Ảnh: Anh Tuấn)

Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã phỏng vấn và ghi nhận ý kiến của những người dân sống xung quanh khu vực Hồ Gươm về tình trạng trên.

Ông Lục Văn T, 75 tuổi - sống gần Hồ Gươm cho biết: Nhớ năm 2008, trận mưa lịch sử kéo dài 1 tuần, hầu như phần lớn các quận ở Hà Nội đều bị ngập, riêng khu vực Hồ Gươm không bị sao cả. Thế mà bây giờ trận mưa kéo dài có mấy tiếng đã ngập như sông. Theo tôi, đường ngập một phần nguyên nhân là do lát đã vỉa hè, hè đổ bê tông rồi, mới lát đá lên trên, nước không thấm được như trước đây.

Không thoát nước kịp cũng một phần tác nhân do rác, người dân xả rác bịt hết miệng cống thì nước mưa không thể thoát kịp. Nhiều nước trên thế giới họ thiết kế miệng cống vừa có khả năng chặn rác, vừa đảm bảo tiêu thoát nước mưa. Việt Nam nên học tập và nghiên cứu sao cho phù hợp - Chị Trần Minh H bức xúc.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị C đã sống ở đây phố cổ nhiều năm, nhiều thế hệ chia sẻ: Hệ thống thoát nước khu vực Hồ Gươm đã cũ kỹ, lỗi thời. Các công trình xây dựng thì ngày một nhiều, bê tông hóa làm các dòng chảy tự nhiên bị chặn, dẫn đến tình trạng ngập lụt như vậy. Hơn thế, có thể rác thải từ quá trình cải tạo, nạo vét, chỉnh trang hồ chưa được xử lý thì đã mưa to nên dẫn đến việc ngập như hôm vừa rồi ở Hồ Gươm.

Thực tế cho thấy, hầu hết các sông tiêu nước mặt cho các khu vực nội thành Hà Nội đổ vào sông Tô Lịch đều bị cống hoá thành đường giao thông. Trước đây, nước mặt chảy tràn qua bờ xuống lòng sông thì nay phải chui qua các lỗ cống cách nhau hàng chục mét. Mà các lỗ cống này thường bị rác thải che lấp không tiêu thoát được, chỉ với một trận mưa cỡ 50 mm – 100mm cũng có thể làm cho các khu phố bị ngập.


Nhiều ý kiến cho rằng, kè bê tông tại Hồ Gươm là một trong số nguyên nhân dẫn đến ngập úng cục bộ vừa qua tại khu vực Hồ Gươm.

Một số chuyên gia nhận định, dù hệ thống tiêu thoát nước đã cũ nhưng nhiều năm nay Hồ Gươm ít khi ngập. Theo nguyên lý, những khu vực bị ngập thường có cốt nền thấp. Khi có mưa trên diện rộng, nước mưa sẽ tự động chảy từ cao xuống thấp, nên các khu vực có cố nền thấp sẽ có nhiều nguy cơ bị ngập hơn so với nơi có cốt nền cao. Tuy nhiên, khu vực Hồ Gươm lại là nơi có cốt nền tương đối cao ở Thủ đô do nằm sát bên bờ sông Hồng. So với các khu vực khác như quận Thanh Xuân, quận Nam Từ Liêm thì khu vực Hồ Gươm có cốt nền cao hơn khoảng từ 2 - 4 mét. Vì thế, không thể loại trừ nguyên do công tác cải tạo, kè hồ bằng bê tông và lát đá vỉa hè tác động đến việc tiêu thoát nước của khu vực. Không chỉ vậy, các công trình xây dựng cũng gây ảnh hưởng đến việc thoát nước. Do đó, ngoài việc nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước, các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng cũng nên rà soát, kiểm tra lại các dự án đang triển khai trên địa bàn.

Thực tế mấy ngày qua cho thấy, không chỉ ở Hồ Gươm mà nhiều khu vực khác ở thành phố cũng đang đứng trước nguy cơ ngập mỗi khi mưa đến, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nhiều khu vực bề mặt được bê tông hóa, khiến nước mưa không thể thẩm thấu kịp, hạ tầng thoát nước lại không được đầu tư đúng mức, không theo kịp với tốc độ đô thị hóa trên mặt đất. Những vấn đề này khiến Thủ đô Hà Nội đối mặt với nguy cơ ngập cục bộ, trên diện rộng mỗi khi có mưa to và kéo dài nhiều giờ.

Theo Ánh Dương/Báo Xây dựng

Tags Hồ Gươm Ngập úng

Các tin khác

UBND Quận Hai Bà Trưng vừa ban hành kế hoạch về thí điểm “Quản lý, phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng năm 2024 - 2025”.

Ngày 25/4, đoàn viên thanh niên của Công ty Cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đã cùng nhau trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

UBND TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các sở ban ngành, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường các phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô.

Phái đoàn EU tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp AFD vừa phối hợp với UBND huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội thảo khởi động chương trình tăng cường năng lực chống chịu biến đổi khí hậu của 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự