Bắt buộc phân loại rác tại nguồn chậm nhất là cuối năm nay 2024

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/1/2024 | 9:09:56 AM

QLMT - Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ chính thức thực hiện việc phân loại rác tại nguồn.

Đây là một bước quan trọng nhằm giảm lượng chất thải, bảo vệ môi trường, mang lại ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường thiên nhiên.

Chương trình thu đổi rác tái chế lấy quà được PRO Vietnam, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng các đối tác thực hiện tại Một trường tiểu học tại Cần Thơ năm 2022
Chương trình thu đổi rác tái chế lấy quà được PRO Vietnam, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng các đối tác thực hiện tại một trường tiểu học ở Cần Thơ năm 2022

Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, tuy nhiên, việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và thu giá dịch vụ thu gom rác sinh hoạt được kéo dài đến cuối năm 2024. Theo Điều 79 của Luật, việc thực hiện này phải được hoàn thành chậm nhất là vào ngày 31/12/2024.

Theo quy định của Điều 75 Luật BVMT 2020, chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân sẽ được phân loại thành 3 nhóm: chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; và chất thải rắn sinh hoạt khác.

Các hộ gia đình và cá nhân ở đô thị được yêu cầu chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại vào các bao bì để chuyển giao. Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế sẽ được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ hoặc thức ăn chăn nuôi.

Người dân ở nông thôn cũng phải thực hiện phân loại rác sinh hoạt và được khuyến khích tận dụng chất thải thực phẩm để sản xuất phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi.

Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Chất thải thực phẩm không thực hiện tận dụng phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt…

Việc thực hiện phân loại rác tại nguồn là một bước quan trọng để xây dựng môi trường sống trong sạch và bền vững cho thế hệ tương lai. Các cơ quan quản lý, cùng cộng đồng dân cư được kêu gọi hợp tác chặt chẽ để đảm bảo sự thành công của quá trình này và góp phần vào việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của đất nước.

LÂM HÀ

Tags phân loại rác tại nguồn Luật Bảo vệ Môi trường phân loại rác

Các tin khác

Đến nay, Việt Nam còn thiếu các sản phẩm tài chính xanh đặc thù và cụ thể. Hơn nữa, hành lang pháp lý đã khá hoàn thiện song về tổng thể lại thiếu nhất quán, như phân loại xanh và xác nhận dự án xanh…

LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.

LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14064 về Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính là yêu cầu tất yếu từ thực tiễn. ISO 14064 đưa ra các hướng dẫn và yêu cầu rõ ràng về định lượng và xác minh lượng phát thải trong kiểm kê khí nhà kính với 3 tiêu chuẩn con: ISO 14064-1, 14064-2, 14064-3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục