Nông nghiệp hữu cơ: Có thực làm giảm biến đổi khí hậu?

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/2/2021 | 5:11:39 PM

QLMT - Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) thường được cho là giúp bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu (BĐKH). Tuy nhiên một công bố gần đây trên Nature cho thấy NNHC không những không góp phần giảm BĐKH, mà còn làm gia tăng BĐKH.


Canh tác hữu cơ ở Florida, Mỹ. Ảnh: National Geographic.
Do đặc thù không sử dụng thuốc trừ sâu, không hormone tăng trưởng, không phân bón hóa học…nên NNHC thường cho năng suất tương đối thấp. Nên để duy trì cùng một năng suất giống như nông nghiệp truyền thống, NNHC buộc phải gia tăng diện tích canh tác.

Thường là các chủ trang trại NNHC phải phá rừng để lấy đất và sử dụng các cánh đồng cỏ vốn có tác dụng thu giữ carbon … để mở rộng diện tích canh tác nhằm bù lại sản lượng thấp này.

Theo tính toán từ ĐH Cranfield, Anh, NNHC giúp giảm trực tiếp khí nhà kính khoảng 5% từ chăn nuôi gia súc, khoảng 20% từ trồng cây lương thực trên một sản phẩm nhưng năng suất giảm 40%. Thiếu hụt sản lượng này buộc sẽ dẫn tới buộc phải nhập thêm thực phẩm từ nước ngoài để bù vào lượng lương thực thực phẩm bị thiếu. Và nếu một nửa diện tích đất đồng cỏ, nơi lưu trữ carbon phải chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu gia tăng đột biến diện tích canh tác thì sẽ làm tăng 21% lượng khí thải nhà kính [2] (để chuyển sang canh tác hữu cơ 100% sẽ cần thêm 1,5 lần diện tích đất để bù cho sự suy giảm sản lượng).

Một phân tích vào năm 2012 trên Nature communication xác định rằng năng suất canh tác hữu cơ thấp hơn từ 5% đến 34% so với nông nghiệp thông thường, tùy thuộc vào các loại cây trồng và các thực hành cụ thể. Ngoài ra, cũng một nghiên cứu trên Nature communication năm 2017 ước tính rằng việc chuyển sang canh tác hữu cơ sẽ tăng mức sử dụng đất từ 16% đến 33% [2].

Tác động phát thải của thịt, sữa và trứng được sản xuất từ chăn nuôi hữu cơ phức tạp hơn. Một mặt, động vật không thể lớn nhanh mà không có hormone, chất bổ sung và thức ăn thông thường, điều này có nghĩa là gia súc phải sống lâu hơn để tới thời điểm thu hoạch, đồng nghĩa với việc làm tăng khí CH4, một loại khí nhà kính. Mặt khác, việc cho phép động vật sống lâu hơn trên đồng cỏ có thể kích thích một số thực vật tăng trưởng và những thực vật này hấp thu CO2 [2], [3].

Những phát hiện này cung cấp thêm khuyến nghị rằng, nếu các nền nông nghiệp ở các quốc gia muốn phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm đáp ứng phân khúc nông sản chất lượng cao, thì cách tốt nhất phải là những thực hành không đòi hỏi phải chuyển đổi nhiều đất đai từ lâm nghiệp sang nông nghiệp, và vẫn đảm bảo năng suất nông nghiệp…
Theo Tia sáng

Tags Nông nghiệp hữu cơ biến đổi khí hậu nông nghiệp

Các tin khác

Đến nay, Việt Nam còn thiếu các sản phẩm tài chính xanh đặc thù và cụ thể. Hơn nữa, hành lang pháp lý đã khá hoàn thiện song về tổng thể lại thiếu nhất quán, như phân loại xanh và xác nhận dự án xanh…

LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.

LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14064 về Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính là yêu cầu tất yếu từ thực tiễn. ISO 14064 đưa ra các hướng dẫn và yêu cầu rõ ràng về định lượng và xác minh lượng phát thải trong kiểm kê khí nhà kính với 3 tiêu chuẩn con: ISO 14064-1, 14064-2, 14064-3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục