QLMT - Định hướng công cụ tài chính đối với các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ở Việt Nam sẽ bao gồm các hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, xây dựng cơ chế tài chính cho thành lập, vận hành thị trường các-bon…
Năng lượng đứng đầu phát thải khí nhà kính.
Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi mới được ban hành có nội dung liên quan tới thị trường carbon, vận hành phát triển thị trường Car-bon và các tín chỉ car-bon. Bên cạnh mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, công cụ định giá car-bon còn góp phần bảo vệ môi trường, khuyến khích đầu tư cho phát triển sạch cũng như huy động các khoản đầu tư tài chính cần thiết để khuyến khích đổi mới công nghệ, thúc đẩy các động lực mới cho tăng trưởng kinh tế carbon thấp. Tuy nhiên, việc lựa chọn công cụ định giá carbon phù hợp với điều kiện phát triển của mỗi quốc gia là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của quốc gia, doanh nghiệp và cộng đồng.
Theo đại diện Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính, định hướng công cụ tài chính đối với các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ở Việt Nam sẽ bao gồm các hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, xây dựng cơ chế tài chính cho thành lập, vận hành thị trường các-bon… Cụ thể là các nhiệm vụ chi cho sự nghiệp môi trường, hoạt động giảm nhẹ thông qua chi đầu tư và chi thường xuyên theo quy định của Luật NSNN.
Nhằm hạn chế các hoạt động gây phát thải khí nhà kính, Bộ Tài chính dự kiến sẽ xây dựng Chiến lược cải cách hệ thống thuế 2021-2030 theo hướng hoàn thiện hệ thống thuế hiện hành, không bổ sung sắc thuế mới và nghiên cứu, điều chỉnh khung cũng như mức thuế bảo vệ môi trường, mở rộng đối tượng chịu thuế; đồng thời rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng khai thác hiệu quả nguồn thu phí, lệ phí từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường; thực hiện lộ trình tăng mức thu phí; chuyển đổi từ phí sang giá dịch vụ…
Hiện nay, Luật số 97/2015/QH13 về phí và lệ phí đã giao Chính phủ ban hành phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới là đánh giá tác động trong hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến các đối tượng liên quan; đối tượng chịu phí; NSNN và tác động đến kinh tế – xã hội; đánh giá tác động, mối quan hệ giữa phí và các cơ chế định giá các-bon khác; rà soát hệ thống thuế, phí hiện hành để tránh chồng chéo, trùng lắp các loại phí. Từ đó, nghiên cứu quản lý và sử dụng nguồn thu theo hướng trao thêm quyền cho chính quyền địa phương để sử dụng trực tiếp các khoản phí này.
Bộ Tài chính dự kiến cũng sẽ hoàn thiện Đề án phát hành trái phiếu xanh trong thời gian tới với các quy định cụ thể về phát hành, phương thức phát hành, đối tượng, việc đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch; nghiên cứu cơ chế khuyến khích nhà đầu tư đầu tư trái phiếu xanh; đồng thời phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ chế tài chính cho việc thành lập và vận hành thị trường các bon; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu các công cụ tài chính khác thu hút khối tư nhân, doanh nghiệp vào các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính.
Theo Thu Vân/ Công Nghiệp Môi Trường
Tags
khí nhà kính
phát thải
bảo vệ môi trường
Đến nay, Việt Nam còn thiếu các sản phẩm tài chính xanh đặc thù và cụ thể. Hơn nữa, hành lang pháp lý đã khá hoàn thiện song về tổng thể lại thiếu nhất quán, như phân loại xanh và xác nhận dự án xanh…
LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.
LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14064 về Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính là yêu cầu tất yếu từ thực tiễn. ISO 14064 đưa ra các hướng dẫn và yêu cầu rõ ràng về định lượng và xác minh lượng phát thải trong kiểm kê khí nhà kính với 3 tiêu chuẩn con: ISO 14064-1, 14064-2, 14064-3.