Hà Nội: Công bố Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
- Cập nhật: Thứ tư, 31/7/2024 | 10:31:54 AM
QLMT - Danh mục bao gồm 6 thủ tục hành chính mới ban hành; 11 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; 8 thủ tục hành chính thay thế; và 1 thủ tục hành chính bị bãi bỏ.
Ngày 30/7/2024, UBND thành phố Hà Nội đã chính thức công bố Quyết định số 3816/QĐ-UBND về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính thay thế và thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực tài nguyên nước, thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội.
Hồ Tây, nét chấm phá đặc biệt giữa lòng Hà Nội. Ảnh: ITN
Theo quyết định này, danh mục bao gồm tổng cộng 26 thủ tục hành chính, được phân chia cụ thể như sau: 6 thủ tục hành chính mới ban hành; 11 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; 8 thủ tục hành chính thay thế; và 1 thủ tục hành chính bị bãi bỏ.
6 thủ tục hành chính mới ban hành
Tạm dừng hiệu lực giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước.
Đăng ký sử dụng mặt nước, đào hồ, ao, sông, suối, kênh, mương, rạch.
Tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình cấp cho sinh hoạt đã đi vào vận hành và được cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước nhưng chưa được phê duyệt tiền cấp quyền.
Trả lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ.
Lấy ý kiến về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Lấy ý kiến về kết quả vận hành thử nghiệm bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
11 thủ tục hành chính chỉnh sửa bổ sung
Cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô dưới 3.000 m³/ngày đêm.
Gia hạn, điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô dưới 3.000 m³/ngày đêm.
Đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển.
Cấp giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có quy mô dưới 3.000 m³/ngày đêm.
Gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có quy mô dưới 3.000 m³/ngày đêm.
Tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình chưa vận hành.
Tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình đã vận hành.
Điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ.
Gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ.
Cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ.
8 thủ tục hành chính thay thế
Thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện và hồ chứa thủy lợi.
Lấy ý kiến UBND cấp tỉnh đối với các dự án đầu tư có chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh, dự án đầu tư xây dựng hồ chứa, đập dâng trên sông suối liên tỉnh thuộc trường hợp phải xin phép, công trình khai thác, sử dụng nước mặt (không phải là hồ chứa, đập dâng) sử dụng nguồn nước liên tỉnh với lưu lượng khai thác từ 10 m³/giây trở lên.
Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đối với hồ chứa, đập dâng thủy lợi có lưu lượng khai thác dưới 2 m³/giây và dung tích toàn bộ dưới 20 triệu m³, hoặc lưu lượng khai thác từ 2 m³/giây trở lên và dung tích toàn bộ dưới 3 triệu m³; hoặc đối với công trình khai thác, sử dụng nước khác với lưu lượng khai thác dưới 5 m³/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 kW; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m³/ngày đêm.
Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đối với hồ chứa, đập dâng thủy lợi có lưu lượng khai thác dưới 2 m³/giây và dung tích toàn bộ dưới 20 triệu m³, hoặc lưu lượng khai thác từ 2 m³/giây trở lên và dung tích toàn bộ dưới 3 triệu m³; hoặc đối với công trình khai thác, sử dụng nước khác với lưu lượng khai thác dưới 5 m³/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 kW; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m³/ngày đêm.
Trả lại giấy phép tài nguyên nước.
Cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
Đăng ký khai thác nước dưới đất.
Lấy ý kiến UBND cấp huyện đối với các dự án đầu tư có chuyển nước từ nguồn nước nội tỉnh; dự án đầu tư xây dựng hồ chứa, đập dâng trên sông suối nội tỉnh thuộc trường hợp phải xin phép; công trình khai thác, sử dụng nước mặt (không phải là hồ chứa, đập dâng) sử dụng nguồn nước nội tỉnh với lưu lượng khai thác từ 10 m³/giây trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất (gồm một hoặc nhiều giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân và có khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1.000 m) có lưu lượng từ 12.000 m³/ngày đêm trở lên.
1 thủ tục hành chính bị bãi bỏ
Thủ tục bị bãi bỏ là thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất tại mục II phụ lục kèm theo Quyết định 4184/QĐ-UBND ngày 21/8/2023 của Chủ tịch UBND Thành phố.
Việc ban hành Quyết định số 3816/QĐ-UBND nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Tags Hà Nội thủ tục hành chính tài nguyên nước
Các tin khác
Quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính theo QCVN 78:2023 là việc làm cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện tốt hơn các nghĩa vụ của Việt Nam về biến đổi khí hậu.
Ngày 12/9/2024 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 94/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện ở các tỉnh phía Bắc.
Cuốn Sổ tay hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt được Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) biên soạn nhằm cung cấp những thông tin, kỹ thuật cơ bản nhất về xử lý nước và vệ sinh môi trường phù hợp với thực tế của nhiều địa phương.
Trưa 10/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã lệnh báo động cấp độ 1 trên sông Hồng tại địa phận một số quận và huyện trên địa bàn thành phố.