QLMT - Dự thảo Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra 4 nhóm nhiệm vụ, 6 nhóm giải pháp, 25 chỉ tiêu, mục tiêu đến năm 2030.
Trước tình hình phát triển mới trên thế giới và của đất nước, chuẩn bị bước vào thập niên thứ 3 của thế kỷ 21, việc nhìn nhận, đánh giá lại tình hình thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường (BVMT) quốc gia đến năm 2020 là rất quan trọng và cần thiết, nhằm đề ra những mục tiêu, định hướng cụ thể cho công tác BVMT ở Việt Nam trong thời kỳ mới, giai đoạn 2021-2030.
Ảnh minh họa
Theo ông Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường – đơn vị soạn thảo Chiến lược cho biết: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Dự thảo Chiến lược, Viện đã xây dựng và hoàn thiện Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020 và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về BVMT để làm cơ sở xây dựng các nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo. Viện cũng đã tổ chức 3 hội thảo tham vấn các địa phương ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đại biểu, Tổ biên tập, Viện đã chỉnh sửa, bổ sung, từng bước hoàn thiện dự thảo Chiến lược; đồng thời, gửi văn bản xin ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan. Đến nay, Viện đã nhận được góp ý của 10/11 đơn vị của Bộ Tài nguyên & Môi trường, 12/15 Bộ ngành và 50/63 địa phương.
Dự thảo Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra 4 nhóm nhiệm vụ, 6 nhóm giải pháp, 25 chỉ tiêu, mục tiêu đến năm 2030; 5 quan điểm, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu đến năm 2030, phải từng bước ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường, giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách, từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm của đa dạng sinh học; nâng cao năng lực, từng bước chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển nền kinh tế xanh, cac-bon thấp, hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước.
Để thực hiện thành công các mục tiêu đó, Dự thảo Chiến lược cũng đề ra các nhóm nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về vai trò của môi trường; tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, công khai, minh bạch thông tin và đẩy mạnh sự giám sát của cộng đồng; ứng dụng khoa học và công nghệ; xây dựng hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới quan trắc và cơ sở dữ liệu về môi trường.
THÚY HÀ/CNMT
Tags
Dự thảo Chiến lược bảo vệ môi trường
bvmt
Quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính theo QCVN 78:2023 là việc làm cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện tốt hơn các nghĩa vụ của Việt Nam về biến đổi khí hậu.
Ngày 12/9/2024 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 94/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện ở các tỉnh phía Bắc.
Cuốn Sổ tay hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt được Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) biên soạn nhằm cung cấp những thông tin, kỹ thuật cơ bản nhất về xử lý nước và vệ sinh môi trường phù hợp với thực tế của nhiều địa phương.
Trưa 10/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã lệnh báo động cấp độ 1 trên sông Hồng tại địa phận một số quận và huyện trên địa bàn thành phố.