Phát triển lâm nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị

  • Cập nhật: Thứ bảy, 11/9/2021 | 10:28:58 AM

QLMT - Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 đã được Chính phủ phê duyệt chủ trường đầu tư tại Nghị quyết số 84/NQ-CP từ ngày 5-8-2021.

Mô hình trông cây dược liệu tại Tuyên Quang
Mô hình trông cây dược liệu tại Tuyên Quang. Ảnh ITN

Mục tiêu phát triển kinh tế rừng bền vững theo chuỗi giá trị

Mục tiêu của chương trình nhằm phát triển lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng và diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp; phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình là bảo vệ và phát triển bền vững đối với toàn bộ diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021 - 2025; quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc khoảng 42%;

Tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5,0 - 5,5%/năm; giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025, trong đó giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đạt trên 1,5 tỷ USD;

Tăng tỷ trọng chế biến sâu và xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản có giá trị gia tăng cao; c) Góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người làm nghề rừng.

Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng là rừng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.

Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng và diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp; phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Nghị quyết đã đưa ra các nhiệm vụ chủ yếu như sau:

Một là bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng: Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có đặc biệt là đối với diện tích rừng tự nhiên; đảm bảo cơ cấu 3 loại rừng hợp lý (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất); thực hiện hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;

100% diện tích rừng của các ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ và các chủ rừng là tổ chức thuộc các thành phần kinh tế được quản lý hiệu quả, bền vững;

Thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng (vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài và sinh cảnh...), các khu rừng có tính đa dạng sinh học cao.

Hai là phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng. Đối với rừng trồng, trồng rừng tập trung: 230 nghìn ha/năm, gồm: 4 nghìn - 6 nghìn ha/năm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ven biển; 225 nghìn ha/năm rừng sản xuất (trồng mới 10 nghìn ha/năm, trồng tái canh 215 nghìn ha/năm), trong đó 30% diện tích là trồng rừng gỗ lớn, thâm canh.

Nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng; đến năm 2025, năng suất rừng trồng đạt bình quân 20 m3/ha/năm, sản lượng khai thác gỗ từ rừng trồng trong nước (gỗ rừng trồng tập trung, cây trồng phân tán....), đáp ứng khoảng 80% nguyên liệu cho sản xuất, chế biến;

Đối với rừng tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung: bình quân 100 nghìn ha/năm, trong đó, chủ yếu là khoanh nuôi chuyển tiếp. Thực hiện hiệu quả các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để nuôi dưỡng, làm giàu rừng tự nhiên; c) Phát triển lâm sản ngoài gỗ: đến năm 2025, diện tích cây lâm sản ngoài gỗ đạt 700 - 800 nghìn ha.

Ba là quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng: Tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả, bền vững đối với 100% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng, trong đó diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững tăng tối thiểu có 500 nghìn ha so với năm 2020.

PV (t/h)

Tags Nghị quyết số 84/NQ-CP phát triển lâm nghiệp liên kết theo chuỗi sử dụng rừng

Các tin khác

Quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính theo QCVN 78:2023 là việc làm cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện tốt hơn các nghĩa vụ của Việt Nam về biến đổi khí hậu.

Ngày 12/9/2024 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 94/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện ở các tỉnh phía Bắc.

Cuốn Sổ tay hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt được Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) biên soạn nhằm cung cấp những thông tin, kỹ thuật cơ bản nhất về xử lý nước và vệ sinh môi trường phù hợp với thực tế của nhiều địa phương.

Trưa 10/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã lệnh báo động cấp độ 1 trên sông Hồng tại địa phận một số quận và huyện trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục