Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
-Căn cứ vào khoản 16. Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.
-Theo điều 33 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.
Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường :
– Có phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời. Chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Quy trình quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tương ứng quy định. Tại điểm A và điểm B Phụ lục III Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
– Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. (kể cả sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường, sau đây gọi chung là xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường). Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường quy định tại điểm C. Phụ lục III Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
– Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định.
– Lập các báo cáo xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường sau:
+ Báo cáo quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường định kỳ hàng năm. (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12). Theo Mẫu số 05 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Và gửi về cơ quan xác nhận, Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương. Và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo;
+ Báo cáo đột xuất về tình hình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
+ Báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Chất thải rắn trong sinh hoạt được tích hợp với nhau theo Mẫu số 05. Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trong trường hợp chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Đồng thời là chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
+ Báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Chất thải nguy hại được tích hợp với nhau theo mẫu quy định về quản lý chất thải nguy hại. Trong trường hợp chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường đồng thời là chủ xử lý chất thải nguy hại;
+ Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường mỗi lần nhận chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Phụ lục IV Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị cho việc xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có);
+ Lưu trữ với thời hạn 05 năm các hợp đồng, nhật ký, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
– Áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 trong thời hạn 24 tháng kể từ khi đi vào hoạt động đối với cơ sở mới; 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực đối với cơ sở đang hoạt động.
– Thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường, đồng thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trong thời gian không qua 06 tháng kể từ khi chấm dứt hoạt động.
Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 quy định tại điều 82 về xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau:
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây:
a) Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;
c) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;
d) Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng quy định tại các điểm a, b hoặc c khoản này.
2. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này.
3. Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị, lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định;
b) Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thì phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;
c) Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao; lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có).
4. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý được tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường;
c) Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan.
Luật sư, Tiến sĩ Đồng Xuân Thụ