Quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/2/2021 | 3:45:37 PM

QLMT - Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 42/2020/TT-BCT quy định về việc khai báo, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương.

Thông tư này thay thế Thông tư 22/2013/TT-BCT và có hiệu lực từ ngày 01/4/2021.

Thông tư số 22 trước đây quy định việc khai báo, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương. Thông tư số 22/2013/TT-BCT được ban hành đã góp phần quan trọng trong việc thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương, hỗ trợ công tác xây dựng và đánh giá môi trường chiến lược của các chiến lược, quy hoạch. Đối với doanh nghiệp, dữ liệu môi trường định kỳ khai báo đã đem lại nhiều lợi ích, như: Sử dụng số liệu để báo cáo các cơ quan chức năng quản lý môi trường địa phương và phần mềm cơ sở dữ liệu có các tính năng so sánh, phân tích, đánh giá về hiệu quả quản lý môi trường của chính doanh nghiệp qua các năm.

quan-ly-va-su-dung-co-so-du-lieu-moi-truong-nganh-cong-thuong-1
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Cùng với quá trình phát triển đất nước, hệ thống các văn bản Luật, Nghị định lĩnh vực môi trường đã có nhiều thay đổi để phù hợp với thực tiễn. Điều này dẫn đến cơ sở pháp lý của Thông tư số 22/2013/TT-BCT không còn phù hợp. Do đó, cần thiết điều chỉnh cơ sở pháp lý để đảm bảo hiệu lực pháp lý của Thông tư.

Do vậy, Thông tư 42 ra đời nhằm khắc phục một số hạn chế, tồn tại của Thông tư 22. Cụ thể, Thông tư 42 đã điều chỉnh đối tượng áp dụng. Hiện nay, số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh ngành Công Thương rất lớn với đa dạng ngành nghề, quy mô. Nếu áp dụng với tất cả các doanh nghiệp sẽ gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Do nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hoạt động thương mại có lượng phát thải thấp, thông tin, số liệu không có nhiều ý nghĩa về quản lý môi trường, nhân lực làm công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế, sẽ khó hoàn thành đầy đủ yêu cầu.

Thông tư 42 đã thiết lập danh mục các đối tượng phải khai báo dữ liệu môi trường ngành Công Thương một cách phù hợp tại các Phụ lục kèm theo.

Ngoài ra, Thông tư cũng rà soát sửa đổi các quy trình quản lý, đăng ký, khai báo cơ sở dữ liệu để thuận tiện hơn cho các đơn vị trong quá trình thực hiện. Để tăng cường công tác quản lý môi trường ngành Công Thương từ Trung ương đến địa phương, Thông tư 42 cũng bổ sung trách nhiệm của Sở Công Thương trong việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc khai báo của các doanh nghiệp trên địa bàn các địa phương.

LUẬT SƯ ĐỒNG XUÂN

Tags Quản lý cơ sở dữ liệu môi trường sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương

Các tin khác

Quy trình thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính theo QCVN 78:2023 là việc làm cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện tốt hơn các nghĩa vụ của Việt Nam về biến đổi khí hậu.

Ngày 12/9/2024 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 94/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện ở các tỉnh phía Bắc.

Cuốn Sổ tay hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt được Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) biên soạn nhằm cung cấp những thông tin, kỹ thuật cơ bản nhất về xử lý nước và vệ sinh môi trường phù hợp với thực tế của nhiều địa phương.

Trưa 10/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã lệnh báo động cấp độ 1 trên sông Hồng tại địa phận một số quận và huyện trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục