QLMT - Theo Bloomberg, Việt Nam lọt tốp 15 nền kinh tế có khả năng phục hồi tốt nhất hậu Covid-19.
Theo cập nhật xếp hạng khả năng phục hồi hậu Covid-19 từ Bloomberg, Việt Nam đứng thứ 11 trong số 53 nền kinh tế được xếp hạng với 67,2 điểm, tăng 4 bậc so với tháng trước nhờ chỉ số về số ca nhiễm, tỷ lệ tử vong một tháng, tỷ lệ xét nghiệm dương tính tốt hơn.
Tỷ lệ người được tiêm vắc xin được đánh giá chưa tích cực nhưng xét tổng quan trên bảng xếp hạng, đây là xu hướng chung của các nền kinh tế.
Đáng chú ý, chỉ số về di chuyển trong cộng đồng của Việt Nam được đánh giá tốt hơn đáng kể, lọt tốp 5 trên bảng xếp hạng. Đây là chỉ số đánh giá sự di chuyển của người dân so với mức trước đại dịch.
Bloomberg dự báo nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,3% trong năm nay, một con số cao và tích cực so với phần còn lại.
Trong đánh giá mới nhất này, Singapore đã soán ngôi New Zealand để trở thành nền kinh tế đứng đầu về khả năng phục hồi hậu Covid-19 nhờ công tác phòng chống dịch cùng tốc độ tiêm vắc xin.
Trung Quốc rơi khỏi tốp 10 khi mới đây phát hiện ổ dịch tại thành phố biên giới giáp Myanmar.
Theo Bloomberg, việc tiêm vắc xin là chưa đủ để có thể chấm dứt đại dịch mà đi cùng phải có các biện pháp phòng dịch đúng hướng cũng như thực thi nghiêm ngặt các biện pháp đề ra.
Ngân hàng phát triển châu Á trong báo cáo mới nhất đánh giá đà tăng trưởng của Việt Nam tiếp tục mạnh trong năm nay và năm sau nhờ thành công trong kiểm soát sự lây lan của vi rút.
Tổ chức này dự báo Việt Nam sẽ phục hồi ở mức 6,7% trong năm nay bất chấp sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19 ở các quốc gia lân cận, và tăng lên mức 7% trong năm 2022.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp chế biến chế tạo định hướng xuất khẩu, tăng đầu tư và mở rộng thương mại. Đà tăng trưởng được dự báo sẽ tiếp tục nhờ các chương trình cải cách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và sự tham gia của Việt Nam vào nhiều hiệp định thương mại tự do với hầu hết các nền kinh tế phát triển.
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách trong dự báo mới nhất cho rằng kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 6 – 6,3% nhờ các yếu tố tích cực như Chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh, tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh cũng như làn sóng dịch chuyển đầu tư và thương mại.
Theo Hoài An/ TheLEADER
Tags
Covid-19
phục hồi hậu Covid-19
Bloomberg
Hội nghị Nước năm 2023 của Liên hợp quốc, diễn ra ở Mỹ, trùng thời điểm với Ngày Nước thế giới 22/3 là cơ hội để thế giới tăng cường hành động thúc đẩy giải quyết cuộc khủng hoảng nước và vệ sinh.
Sáng 7/3, Bộ Công an tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự của lực lượng Công an nhân dân năm 2022, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.