QLMT - Đây là hoạt động trong khuôn khổ của dự án Carbi 2 nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của xã hội để bảo vệ loài động vật quý hiếm đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao.
Trong 2 ngày 9-10/7, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) tổ chức triển lãm "Giữ lại dấu chân Sao la trên dãy Trường Sơn” để hưởng ứng ngày quốc tế Sao la.
Trong khuôn khổ chương trình có các hoạt động triển lãm ảnh, poster, mô hình, chiếu phim, hiệu ứng 3D Sao la; đạp xe vì Sao la quanh khu vực trung tâm thành phố; vẽ tranh và đổi rác lấy quà lưu niệm.
Sự kiện thu hút nhiều bạn trẻ tham gia. Ảnh: NNVN
Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) là loài thú cổ đại, bí ẩn nhất trên thế giới, sinh sống chủ yếu tại vùng rừng nguyên sinh thuộc Trung Trường Sơn Việt Nam và Nam Lào. Năm 2006, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xác định tình trạng loài Sao la ở mức "Cực kì Nguy cấp”.
Sao la được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1992 tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh. Đây là một sự kiện có ý nghĩa toàn cầu trong lịch sử khoa học vì chỉ có 5 loài thú lớn được phát hiện trong suốt 100 năm trước đó. Tại Thừa Thiên Huế, những phát hiện về Sao la chủ yếu từ năm 1995 đến 1999. Cho mãi đến năm 2013 các nhà khoa học mới phát hiện lại Sao la thông qua bẫy ảnh tại tỉnh Quảng Nam khu vực giáp ranh Thừa Thiên Huế.
Với sự nỗ lực của các ngành có liên quan và sự đồng hành của các tổ chức phi chính phủ, trong những năm qua công cuộc bảo vệ loài Sao la đã được quan tâm đúng mức, có tính chiến lược cao. Cùng với Khu bảo tồn Sao La Thừa Thiên Huế, Khu Bảo tồn Sao la Quảng Nam, Vườn Quốc gia Bạch Mã và VQG Sê xáp – Lào đã tạo nên một vùng sinh cảnh liền mạch quan trọng cho Sao la, với diện tích hơn 200.000 héc-ta rừng Trường Sơn dọc biên giới Lào và Việt Nam. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực không ngừng, tình trạng săn bắt và đặt bẫy và các mối đe dọa khác vẫn thường xuyên xảy ra trong khu sinh cảnh của Sao la, đe dọa đến sự tồn vong của loài động vật này.
Triển lãm với chủ đề "Giữ lại dấu chân Sao la trên dãy Trường Sơn”, với mục tiêu thông qua hoạt động này người dân sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Sao la. Từ đó ý thức hơn trong việc bảo tồn bởi hơn bao giờ hết cần có sự chung tay của cộng đồng để cùng bảo tồn loài Sao la. Đây là cuộc chiến nhằm cứu lấy thiên nhiên, các lợi ích sinh thái, sinh kế cộng đồng, văn hóa bản địa và tất cả những gì mà loài Sao la đại diện.
Tùng Ngân (T/h)
Tags
động vật quý hiếm
Sao la
triển lãm
Trong những năm qua, cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) đã có nhiều chương trình, hoạt động, mô hình hiệu quả vận động hội viên, nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện tiêu chí môi trường trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Ngày 9/9, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM), Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối".
Mô hình 'Ngôi nhà xanh thu gom rác thải nhựa gây quỹ vì phụ nữ nghèo', thuộc Chi hội Phụ nữ thôn 2 Cát Lại, xã Bình Nghĩa thành lập từ tháng 10/2021.
Đến thời điểm này, 100% cơ sở Hội Liên hiệp phụ nữ Quận Hai Bà Trưng đã hưởng ứng xóa bỏ chân rác, trồng cây hoa và tuyên truyền nhắc nhở người dân không đổ, vứt rác bừa bãi; các cấp Hội xóa bỏ được 22/30 điểm rác, chân rác làm đẹp cảnh quan...