QLMT - UBND TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các sở ban ngành, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường các phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô.
Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu các sở ban ngành, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan cần theo dõi chặt chẽ diễn biến về thiên tai, thời tiết cực đoan, nhất là nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn; Tiến hành kiểm kê, nắm chắc thông tin về nguồn nước trên địa bàn để cập nhật phương án, kế hoạch phòng chống. Đồng thời cần tuyên truyền người dân có hình thức linh hoạt trữ nước ngọt, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, triệt để, chống thất thoát, lãng phí nguồn nước ngọt.
Bên cạnh đó, UBND TP yêu cầu các đơn vị xác định các khu vực có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt để chủ động triển khai các giải pháp đảm bảo cấp nước sinh hoạt đầy đủ cho người dân; Chủ động nạo vét các tuyến kênh, mương nội đồng bị bồi lắng, tắc nghẽn để khôi phục, tăng khả năng trữ nước. Đồng thời, vận hành hợp lý các cống điều tiết để đảm bảo ngăn mặn, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt người dân.
Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu không được để người dân thiếu nước sinh hoạt (hình minh họa).
"Các địa phương cần nắm chắc thông tin về nguồn nước trên địa bàn để cập nhật phương án, kế hoạch phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn của địa phương phù hợp với tình hình thực tế. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động có hình thức linh hoạt trữ nước ngọt, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, triệt để chống thất thoát, lãng phí nguồn nước ngọt” – UBND TP.HCM chỉ đạo.
UBND TP cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ công trình thủy lợi. Sở Xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) triển khai các giải pháp ứng phó nguy cơ thiếu nước sinh hoạt.
Song song đó, chủ động phối hợp với các địa phương và cơ quan có liên quan triển khai phương án để từng bước chủ động cấp nước sinh hoạt cho người dân tại các khu vực thường xuyên xảy ra thiếu nước, xâm nhập mặn…
PHAN HẢI
Tags
nước sinh hoạt
hạn hán
thiếu nước
xâm nhập mặn
Sawaco
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.
Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.