QLMT - Phái đoàn EU tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp AFD vừa phối hợp với UBND huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội thảo khởi động chương trình tăng cường năng lực chống chịu biến đổi khí hậu của 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ.
Đây là hội thảo đầu tiên trong số 4 hội thảo sẽ được tổ chức ở 4 tỉnh thuộc khuôn khổ "Dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ” (Dự án CRUIV).
Các đại biểu tham dự hội thảo
Dự án CRUIV hỗ trợ các tiểu dự án tại 5 huyện/thị xã thuộc 4 tỉnh Bắc Trung Bộ (Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh) nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, Hà Tĩnh có thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà), thị trấn Hương Khê (huyện Hương Khê) được thụ hưởng dự án.
Dự án được đồng tài trợ bởi một khoản viện trợ không hoàn lại của Liên minh châu Âu (EU) trị giá 5 triệu EUR và 1 khoản vay ưu đãi do Cơ quan Phát triển Pháp cung cấp trị giá 123 triệu EUR và khoản vốn đối ứng từ Chính phủ và các tỉnh trị giá 28 triệu EUR.
Các tiểu dự án đang thực hiện các hoạt động đầu tư, với tổng số vốn 123 triệu EUR từ khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ AFD và khoảng 28 triệu EUR vốn đối ứng. Khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 5 triệu EUR do EU cung cấp, ủy quyền quản lý cho AFD, dành cho hoạt động hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện dự án và tăng cường năng lực.
Tại hội thảo, đại biểu đã nghe chuyên gia giới thiệu về bối cảnh dự án CRUIV, kế hoạch tăng cường năng lực về quản lý rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu tích hợp với quy hoạch đô thị; kỹ thuật quản lý nước thải; cách triển khai các hoạt động truyền thông...
Đại biểu cũng được theo dõi trình diễn thực địa sử dụng máy bay không người lái để thu thập dữ liệu, ứng phó lũ lụt và quản lý sử dụng đất; nghe chia sẻ các kinh nghiệm xây dựng các công trình đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu trên tại các nước Châu Âu.
Những kiến thức được cung cấp tại hội thảo sẽ giúp các thành viên tham gia các tiểu dự án nâng cao năng lực, thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ được phân công.
NGỌC ANH (T/h)
Tags
chống biến đổi khí hậu
hội thảo
Dự án CRUIV
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.
Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.