Nâng cao nhận thức, hành vi cho học sinh trong bảo vệ động vật hoang dã

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/10/2023 | 3:17:41 PM

QLMT - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên triển khai các hoạt động dạy học thử nghiệm nội dung giáo dục bảo vệ động vật hoang dã cho học sinh.


Các em học sinh Trường Tiểu học Phan Như Thạch tham gia trò chơi tìm hiểu về nội dung bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: ITN

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức hành vi cho học sinh trong bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD), Bộ GD&ĐT đã giao Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chủ trì nhiệm vụ nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ "Giáo dục bảo vệ ĐVHD trong nhà trường phổ thông khu vực Tây Nguyên”.

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã phối hợp với các Sở GD&ĐT 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên để thực hiện hoạt động nghiên cứu khảo sát về nhận thức, nhu cầu và thực trạng giáo dục bảo vệ ĐVHD trong nhà trường phổ thông. Kết quả khảo sát đã làm cơ sở để Viện biên soạn các tài liệu, đồng thời tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của 5 tỉnh Tây Nguyên về giáo dục bảo vệ ĐVHD trong nhà trường phổ thông. 

Viện phối hợp với các trường tổ chức thêm nhiều hoạt động thử nghiệm về giáo dục bảo vệ ĐVHD như: Tích hợp vào trong các môn học; tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ ĐVHD ở quy mô nhà trường cũng như phối hợp với cộng đồng tổ chức các hoạt động truyền thông về giáo dục bảo vệ ĐVHD trong nhà trường phổ thông khu vực Tây Nguyên. Qua đó nhằm góp phần bảo vệ một số loài ĐVHD và môi trường sống của chúng.

Hiện hoạt động thử nghiệm này đã được triển khai tại một số trường tiểu học, THCS, THPT ở Đắk Lắk. và tại Lâm Đồng. Sau thử nghiệm thành công tại Lâm Đồng, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam sẽ tham mưu cho lãnh đạo Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT triển khai ra toàn khu vực Tây Nguyên. 

Chương trình được thực hiện ở 3 cấp học, gồm: Trường Tiểu học Phan Như Thạch - TP. Đà Lạt; Trường THCS&THPT Đạ Nhim - huyện Lạc Dương với các hoạt động: Dạy học thử nghiệm nội dung giáo dục bảo vệ ĐVHD; thử nghiệm một số hoạt động truyền thông về giáo dục bảo vệ ĐVHD; thử nghiệm một số nội dung trong mô hình giáo dục bảo vệ ĐVHD.

Thông qua các hoạt động dạy học thử nghiệm nội dung giáo dục bảo vệ ĐVHD, truyền thông, xây dựng các mô hình giáo dục, tọa đàm, trao đổi về mô hình giáo dục bảo vệ ĐVHD để Viện hoàn thiện tài liệu cũng như có những đề xuất mang tính khả thi triển khai phù hợp với thực tế ở nhà trường phổ thông. Từ những nội dung chia sẻ, mỗi nhà trường sẽ có những hoạt động thiết thực, sáng tạo nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, hành vi cho học sinh trong việc bảo vệ ĐVHD; đồng thời tăng cường năng lực cho giáo viên, học sinh về đổi mới phương pháp dạy, học theo định hướng của Chương trình GDPT 2018. Bên cạnh đó, các hoạt động này cũng lan tỏa góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của phụ huynh, gia đình và cộng đồng trong việc chung tay bảo vệ ĐVHD.

BẢO NGỌC (T/h)

Tags dạy học thử nghiệm giáo dục bảo vệ động vật hoang học sinh Tây Nguyên

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục