Hội nghị toàn cầu về nhựa: Khẩn trương thống nhất hiệp ước chống ô nhiễm nhựa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/10/2023 | 11:56:35 AM

QLMT - Ngày 12/10, Hội nghị toàn cầu về nhựa do Economist Impact tổ chức diễn ra tại Bangkok (Thái Lan), với sự tham dự của đại diện 13 quốc gia đang phát triển ở các đảo nhỏ (SIDS).

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Du lịch và Hàng không dân dụng Fiji, ông Viliame Gavoka kêu gọi thế giới khẩn trương đi đến thống nhất về một hiệp ước chống ô nhiễm nhựa.

Dự thảo hiệp ước về giảm ô nhiễm nhựa toàn cầu được công bố vào tháng trước sẽ tạo cơ sở cho một số vòng đàm phán, bao gồm cuộc tranh luận vào tháng tới tại thành phố Nairobi (Kenya).

Ông Gavoka cho biết quá trình đàm phán sẽ mất thêm 15 tháng nữa sau cuộc thảo luận tại Kenya, song ông sẽ hối thúc các đảo quốc nhỏ đang phát triển như Fiji hành động khẩn trương hơn.


Vấn nạn rác thải nhựa đe dọa ngày càng nghiêm trọng. (Nguồn: Phys)

Du lịch đóng góp 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Fiji, song "ngành công nghiệp không khói” này lại phụ thuộc vào số lượng du khách vốn yêu thích môi trường tự nhiên hoang sơ.

Ông Gavoka lưu ý môi trường đang ngày càng ô nhiễm do rác thải nhựa trôi dạt vào bờ biển của đất nước, đồng thời nhấn mạnh nhựa là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế của Fiji cũng như sinh kế của người dân.

Ngành nhựa và các nước sản xuất nhựa hàng đầu thế giới muốn chú trọng vào giải pháp tái sử dụng và tái chế nhựa, mặc dù phần lớn nhựa chỉ có thể được tái chế một vài lần.

Trong khi đó, các nhà hoạt động và một số nước khác muốn chính phủ áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn, trong đó có việc áp thuế và giới hạn khả năng sản xuất các sản phẩm nhựa mới.

Cũng tại hội nghị, ông Peter Thomson, Đặc phái viên của Liên hợp quốc về vấn đề các đại dương, cho rằng cách giải quyết những bất đồng trên sẽ là "chìa khóa” để giúp các chính phủ đạt được một hiệp ước hiệu quả. Ông nhấn mạnh các nước cần xem văn kiện này là "tham vọng” của con người để chung sống hòa bình với thiên nhiên.

Hoạt động sản xuất nhựa trên toàn cầu đã tăng gấp đôi kể từ đầu thế kỷ này lên 460 triệu tấn và có thể tăng gấp 3 lần vào năm 2060 nếu thế giới không hành động. Chỉ 9% lượng nhựa này được tái chế.

Hạt vi nhựa được tìm thấy ở khắp mọi nơi, từ các đám mây đến vùng biển sâu nhất, cũng như khắp cơ thể con người. Hiện, chưa rõ tác hại của nhựa đối với sức khỏe, song giới khoa học đang ngày càng lo ngại về vấn đề này.

HẢI ĐĂNG (T/h)

Tags ô nhiễm nhựa Bangkok hiệp ước

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục