Cần hợp tác trên diện rộng để giảm phát thải trong ngành hàng không

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/6/2023 | 4:08:52 PM

QLMT - Các hãng hàng không toàn cầu đưa ra lời kêu gọi về sự hợp tác trên diện rộng để đạt được các mục tiêu phát thải vào năm tới khi ngành hướng tới net zero vào năm 2050

Trong hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày ở Istanbul của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), liên minh của 300 hãng hàng không toàn cầu vào ngày 6/6 đã kêu gọi các chính phủ, nhà sản xuất máy bay và cơ quan quản lý chung tay hợp tác để giải quyết các vấn đề về phát thải.

Các hãng hàng không toàn cầu đã kêu gọi hợp tác rộng rãi để đạt được các mục tiêu giảm phát thải ngặt nghèo và cam kết đưa ra các mục tiêu khí hậu tạm thời vào năm tới khi ngành hàng không hướng tới mục tiêu đưa lượng phát thải về 0 vào năm 2050.



Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), đại diện cho 300 hãng hàng không và chiếm khoảng 80% lưu lượng hàng không toàn cầu, cho biết các chính phủ, nhà sản xuất máy bay và cơ quan quản lý phải cùng chung tay hỗ trợ.

Ngành hàng không, chiếm khoảng 2% lượng khí thải toàn cầu, được coi là một trong những lĩnh vực khó giảm phát thải nhất.

Kết thúc hội nghị thường niên kéo dài ba ngày của IATA tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Tổng Giám đốc IATA Willie Walsh cho biết để đạt được các mục tiêu giảm phát thải về 0 vào năm 2050, các chính phủ, nhà sản xuất máy bay cho đến đơn vị điều hành sân bay đều cần hợp tác cùng với các hãng hàng không.

Tại hội nghị, IATA cũng đưa ra những tín hiệu rõ ràng cho thấy đà phục hồi nhu cầu đi lại bằng đường không của người tiêu dùng khi nhiều hãng hàng không quan tâm đến việc đặt mua máy bay mới để đáp ứng nhu cầu cao hơn.

IATA dự báo các hãng hàng không sẽ phục vụ 4,35 tỷ lượt hành khách trong năm nay, gần mức cao kỷ lục của năm 2019 khi ngành này tiếp tục quá trình phục hồi hậu đại dịch COVID-19.

Cũng theo IATA, ngành hàng không toàn cầu cũng dự kiến đạt lợi nhuận ròng 9,8 tỷ USD. Con số này tăng gấp đôi so với mức ước tính trước đó, chủ yếu nhờ Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế được áp đặt để kiểm soát dịch bệnh.

Tuy nhiên, các tổ chức môi trường cảnh báo tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ mâu thuẫn với các cam kết của ngành hàng không về giảm phát thải, nhưng các nhà cung cấp cho biết những máy bay mới có thể sử dụng các nhiên liệu mới hiệu quả hơn.

Sức ép đối với ngành hàng không trong việc hạn chế lượng khí thải ngày càng tăng trong bối cảnh nguồn cung nhiên liệu hàng không bền vững vẫn ở mức thấp, hiện chỉ chiếm 0,1% mức tiêu thụ của các hãng hàng không.

Trong khi đó, các hãng hàng không đang dựa phần lớn vào loại nhiên liệu này, để đạt mục tiêu giảm phát thải. Hiện, loại nhiên liệu bền vững đắt hơn nhiên liệu máy bay kerosene từ hai đến bốn lần.

Tim Clark, Chủ tịch của hãng hàng không Emirates của Dubai, khẳng định ngành hàng không đang thực hiện các cam kết một cách nghiêm túc. Gần đây, hãng này đã công bố quỹ phát triển bền vững hàng không trị giá 200 triệu USD.

Hải Đăng (T/h)


Tags Hợp tác diện rộng Giảm phát thải Ngành hàng không

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục