TP.Nha Trang (Khánh Hòa): Tăng cường xử lý rác thải để bảo vệ môi trường

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/3/2023 | 4:17:05 PM

QLMT - Rác trên sông, biển rất nhiều, chủ yếu là rác thải sinh hoạt của người dân. Tuy công nhân đã nỗ lực mỗi ngày để thu gom nhưng do lượng rác lớn, phát sinh liên tục nên không thể xử lý hết được.

Thời gian gần đây, hiện trạng một đoạn sông tại sông Bà Vệ (phường Ngọc Hiệp) bị bồi lấp bởi rác thải sinh hoạt, bè rau muống, bèo... với số lượng lớn. Một số rác thải ra từ các hộ dân đã làm tắc nghẽn dòng chảy, gây mùi hôi, mất vệ sinh cho khu vực sông. Người dân ở khu vực đường Lương Định Của (phường Ngọc Hiệp) cho biết, gần khu vực sông Bà Vệ là chợ dân sinh. Khu vực này có nhiều rác thải do thủy triều đưa lên. Ngoài ra, cứ cuối ngày, các tiểu thương lại gom rác vứt xuống sông, các hộ dân xung quanh thấy vậy cũng làm theo khiến cho dòng sông ngày càng tắc nghẽn, ô nhiễm. Qua các đợt kiểm tra của cơ quan chức năng thành phố mới đây còn ghi nhận tình trạng một số hộ dân xây dựng lấn chiếm lòng sông Bà Vệ, khiến lòng sông bị bó hẹp, kèm với đó là việc lượng lớn rác thải ứ đọng và bèo bao phủ dẫn đến nguy cơ khó thoát nước vào mùa mưa lũ.

Tại khu vực hạ lưu sông Quán Trường (phường Vĩnh Trường) và khu Hòn Rớ (xã Phước Đồng) có nhiều tàu thuyền, cơ sở đóng tàu, chế biến thủy sản và cảng cá dân sinh ở hai bên sông. Do thói quen của ngư dân thường vứt rác thải sinh hoạt xuống sông, biển nên lượng rác ở đây cũng rất nhiều.



Khu vực Cảng Hòn Rớ (xã Phước Đồng) ngập rác thải

Theo báo cáo của UBND TP. Nha Trang, rác trong vịnh Nha Trang là do người dân ven sông Kim Bồng, sông Cái, sông Quán Trường, cảng cá, bến cá dân sinh… bỏ rác ven sông hay vứt trực tiếp xuống dòng sông và từ hoạt động nuôi trồng thủy sản các lồng, bè. Ngoài ra, một bộ phận du khách, nhân viên tàu, ca nô du lịch, tàu dân sinh vận chuyển người dân đi các đảo cũng xả rác trực tiếp xuống biển.

Theo đại diện Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Nha Trang cho biết, công nhân của Công ty đảm nhiệm công việc thu gom rác mỗi ngày ở khu vực biển, đảo: Trí Nguyên, Bích Đầm, Vũng Ngán và ven sông cầu Hà Ra, cầu Trần Phú. Hiện nay, rác trên sông, biển rất nhiều, chủ yếu là rác thải sinh hoạt của người dân. Tuy công nhân đã nỗ lực mỗi ngày để thu gom nhưng do lượng rác lớn, phát sinh liên tục nên không thể xử lý hết được.

Trước thực trang trên, UBND TP. Nha Trang cho biết, thành phố đã chỉ đạo UBND các xã, phường thông báo, triển khai Quyết định số 2023 ngày 31-8-2022 của UBND TP. Nha Trang quy định về thời gian thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố đến từng thôn, tổ dân phố, khu dân cư để người dân biết và thực hiện; tuyên truyền, vận động người dân chấp hành việc đổ rác đúng thời gian, đúng nơi quy định. Cùng với đó, hướng dẫn cộng đồng dân cư giám sát, công khai trường hợp người dân không tuân thủ quy định về vứt, đổ rác thải; thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với hành vi vứt, đổ rác thải gây ô nhiễm môi trường. Các xã, phường phối hợp với Ban Quản lý Dịch vụ công ích, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Nha Trang hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt xóa bỏ các vị trí, địa điểm tập kết rác không đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường và mỹ quan đô thị trên địa bàn.

UBND thành phố cũng giao Công an TP. Nha Trang kịp thời hỗ trợ kiểm tra, cung cấp thông tin về người và phương tiện vi phạm thông qua hệ thống camera giám sát để UBND các xã, phường xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Minh Anh (T/h)

Tags TP Nha Trang Khánh Hoà Tăng cường xử lý Rác thải Bảo vệ môi trường

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục