QLMT - Vỏ ngô, sắn, hay vỏ dừa… những loại rác thực vật tưởng như chỉ có thể vứt đi lại được tận dụng để sản xuất than củi.
Đây là việc mà 1 cơ sở kinh doanh ở Benin đang làm, hy vọng có thể giúp hạn chế tình trạng chặt phá rừng lấy chất đốt ở quốc gia Tây Phi này.
Thu gom, phân loại và phơi khô rác thải nông nghiệp như vỏ trấu, ngô, sắn, chuối, dứa… trước khi đem đốt thành muội than là công việc quen thuộc của công nhân nhà máy Eco Sika tại Benin, với mục tiêu hướng đến sản xuất bền vững. Từ chỗ muội than này, họ sẽ đóng thành từng bánh và bán theo cân với giá thành phải chăng.
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet
Anh Roland Adjovi - Nhà máy sản xuất than củi Eco Sika cho biết: "Loại than củi này có đặc tính sinh thái cao gấp ba lần so với than bình thường, độ tỏa nhiệt của nó rất cao, giúp thức ăn được nấu chín nhanh".
Nhu cầu than củi đang gia tăng ở Benin do đây là một trong những nhiên liệu chính sử dụng trong nấu ăn ở nước này. Theo dữ liệu năm 2017, Benin đã sản xuất than củi từ hơn 3,3 triệu tấn gỗ, tăng mạnh so với năm 2010. Chỉ một khối lượng nhỏ than củi được sản xuất bền vững. Do vậy, hướng sản xuất bền vững mà nhà công Eco Sika đang làm được đánh giá khá cao.
Anh Roland Adjovi nói: "Tôi từng thấy rất nhiều xe tải vận chuyển than làm từ gỗ, điều này đã thúc đẩy tôi thực hiện nghiên cứu của riêng mình từ năm 2017. Chính trong quá trình nghiên cứu đó, tôi phát hiện ra rằng chúng ta có thể tạo ra than sinh thái từ các nguyên liệu thô như phế thải nông nghiệp".
Các chuyên gia hy vọng, loại than củi sinh thái không gây ô nhiễm môi trường này sẽ được sử dụng rộng rãi tại Benin và có thể là mô hình sản xuất để các nước châu Phi khác tham khảo.
Thiên Bảo (T/h)
Tags
Tái chế rác thải
rác thải thực vật
than củi
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.
Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.