Mỗi khách hàng từ chối sử dụng túi nylon đã góp 1.000 đồng tới tổ chức bảo vệ môi trường

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/2/2023 | 3:39:24 PM

QLMT - Chương trình này bắt đầu được triển khai từ cuối tháng 10/2022, đến nay đã gửi được hơn 1 triệu đồng cho hoạt động bảo vệ môi trường.

Đây là ý tưởng của chị Nguyễn Thanh Lâm Thi, chủ một doanh nghiệp chuyên về rau thủy canh tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chị Lâm Thi cho biết: Cửa hàng chị thực hiện chương trình dựa trên sự tự nguyện của khách hàng, nên không có ai phàn nàn mà còn nhận được nhiều phản hồi tích cực. Tôi mong nhiều doanh nghiệp khác sẽ thực hiện chương trình tương tự và có thêm nhiều người hạn chế sử dụng túi nylon khi họ biết rằng đóng góp của mình có ý nghĩa.


Muốn hạn chế việc dùng túi nilon, nên bắt đầu từ các bà nội trợ. Ảnh minh họa

Nông trại của chị Thi trồng rau thủy canh, quy cách đóng gói là dùng màng nylon bọc thực phẩm để quấn gọn phần rễ, chia rau thành từng phần khoảng 0,5kg và dùng thêm 1 túi nylon để chứa phần rau đó. Với mỗi phần rau có trọng lượng 0,5kg trung bình sẽ tốn 3-4 màng nylon bọc thực phẩm.

Cá nhân chị không muốn sử dụng bao bì nylon nhưng hiện chưa có biện pháp nào thay thế quy cách đóng gói nói trên mà vẫn đảm bảo được sự tiện lợi của sản phẩm. Nhiều người gợi ý, sao chị không sử dụng túi phân hủy sinh học? Chị Lâm Thi cho biết, túi phân hủy sinh học có chứa nhựa thì cũng không khác mấy túi nhựa 100%, còn túi phân hủy hữu cơ thì lại quá mỏng, chưa kể giá thành cao.

Chương trình này bắt đầu được triển khai từ cuối tháng 10/2022, đến nay đã gửi được hơn 1 triệu đồng cho hoạt động bảo vệ môi trường. Tức là hơn 1.000 túi nylon đã không được sử dụng.

Ngọc Anh (T/h)

Tags sử dụng túi nylon bảo vệ môi trường từ chối sử dụng túi nylon

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục