QLMT - Các nhà khoa học mới đây đã chỉ ra những phương thức để ngăn chặn cháy rừng và nạn chặt cây rừng lấy gỗ, cố tình đốt rừng để phát quang đất làm nơi canh tác như một nỗ lựu nhằm giảm suy thoái nguồn tài nguyên rừng.
Các khu rừng từ lâu vẫn được ví như lá phổi của Trái đất: sau khi hấp thụ khí carbon dioxide, chúng nhả ra khí oxy; khi mưa rơi xuống những cành và thân cây bị gãy đổ, những lượng lớn khí carbon này sẽ theo nước mưa ngấm vào lòng đất.
Theo một ước tính về tiềm năng hấp thụ carbon của rừng, các khu rừng hiện nay trên thế giới có thể hấp thụ khoảng 1/4 toàn bộ lượng khí thải carbon của con người - nếu như không có quá nhiều khu rừng bị lấy gỗ và đốt cháy như hiện nay. Vì thế, một ưu tiên phải được đặt ra trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là tìm cách ngăn chặn những đám cháy rừng nghiêm trọng đã và đang tàn phá rất nhiều khu rừng trong những năm gần đây, đặc biệt là ở miền tây nước Mỹ và Australia.
Phá rừng vẫn luôn là vấn nạn nhức nhối tại nhiều quốc gia trên thế giới (Nguồn: Internet)
Thật may mắn, các nhà khoa học về rừng đã đưa ra nhiều kiến giải hữu ích về lý do vì sao những trận cháy rừng lớn đang càng ngày càng diễn ra với tần suất thường xuyên hơn và mức độ nghiêm trọng hơn, đồng thời chỉ ra những phương thức tốt nhất không chỉ để ngăn chặn những đám cháy rừng mà còn để ngăn chặn nạn chặt cây rừng lấy gỗ và cố tình đốt rừng để phát quang đất làm nơi canh tác - đây là hai tác nhân lớn khác đóng góp vào tình trạng suy thoái tài nguyên rừng.
Một số chuyên gia lâm học cho rằng biện pháp tối ưu là hoàn toàn không động đến những khu rừng có tuổi đời cao, nhưng một số người khác lại thiên về ủng hộ việc tích cực quản lý rừng, trong đó bao gồm việc thu hoạch cây có lựa chọn. Một số nghiên cứu cho thấy những khu rừng có tuổi đời trẻ hơn có khả năng hấp thụ carbon tốt hơn, vì thế trọng tâm ở đây nên đặt vào việc trồng thêm càng nhiều cây càng tốt.
Để thực hiện mục tiêu này, vào năm 2020 Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã ra mắt 1t.org, một tổ chức có chức năng hỗ trợ trồng 1 nghìn tỉ cây nhằm thúc đẩy công việc của những tổ chức như Trillion Trees Initiative (Sáng kiến 1 nghìn tỉ cây), đơn vị vận hành của ứng dụng Plant-for-the-Planet chuyên cung cấp danh sách các tổ chức trồng cây ở khắp nơi trên thế giới có tiếp nhận tiền quyên góp.
Mặc dù đây là một mục tiêu rất táo bạo, nhưng nó cũng bỏ ngỏ một vấn đề hóc búa: Chúng ta làm thế nào để tiết kiệm tài nguyên rừng và trồng rừng sao cho tối ưu? Một số chuyên gia lên tiếng cảnh báo rằng lượng đất phục vụ việc phát triển rừng mới rất hạn chế và chủ trương trồng cây chỉ để tối đa hóa khả năng hấp thụ carbon là sai lầm. Phát triển các đồn điền trồng cây để thu hoạch là một biện pháp chủ đạo để san sẻ bớt gánh nặng cho những khu rừng tự nhiên, nhưng những đồn điền này cũng đặt ra một số thách thức, đôi khi bị tàn phá nặng nề.
Hải Đăng (T/h)
Tags
Nỗ lực
Giảm suy thái
Nguồn tài nguyên rừng
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.
Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.