Bỉ: Trồng nấm “tái chế” từ phế thải bia và bánh mì

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/12/2022 | 5:32:17 PM

QLMT - Một công ty nông nghiệp đô thị tại Brussels (Bỉ) đang nỗ lực mở rộng quy mô sản xuất nấm từ phế thải bia, bánh mì và ngũ cốc.

Tại Brussels, công ty Eclo – doanh nghiệp đi đầu của nông nghiệp đô thị tại Bỉ - đang nỗ lực mở rộng quy mô sản xuất nấm từ phế thải bia, bánh mì và ngũ cốc.

Eclo đã bắt đầu trồng nấm "tái chế" kể từ năm 2016 trong tầng hầm của một tòa nhà ở thủ đô Brussels. Các loại nấm phổ biến ở châu Á như nấm đông cô, nấm đùi gà, nấm sò và nấm trân châu phát triển nhờ các chất thải hữu cơ.

Ông Hadrien Velge - Giám đốc điều hành của Eclo - cho biết: "Ngay từ đầu, sứ mệnh của chúng tôi là cung cấp thực phẩm chất lượng bằng cách tái chế phế thải bánh mì và bia từ các tiệm bánh công nghiệp và nhà máy bia.

Vào năm 2021, trang trại thực phẩm của Eclo đã tái chế hơn 18.000 kg bánh mì và 5.000 kg bia thải bỏ. Cơ chế hoạt động tuần hoàn này dựa trên giá thể - loại chất nền mà nấm mọc trên đó. Theo thời gian, chúng tôi đã phát triển các công thức làm giá thể của riêng mình dựa trên chất thải hữu cơ và điều này thu hút nhiều người trồng nấm.”


Trong năm 2021, Eclo đã sản xuất 59 tấn nấm "tái chế" và cung cấp cho mạng lưới phân phối các sản phẩm hữu cơ, cũng như các nhà hàng trong khu vực. Ngoài ra, công ty này còn trồng nhiều loại thảo mộc và rau mầm để cung cấp cho các nhà hàng và khách sạn.

Theo ông Hadrien Velge, Eclo cũng đang xây dựng một nhà máy mới tại vùng Villers-le-Bouillet (thuộc tỉnh Lìege) để sản xuất giá thể trên quy mô lớn. Nhà máy rộng 4.200 m2 này sẽ đi vào vận hành đầu năm 2023, để cung cấp giá thể cho thị trường Bỉ, Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ và Đức.

Dự kiến nhà máy này sẽ sản xuất 7.000 tấn giá thể mỗi năm. Hiện Eclo đã huy động được 4,7 triệu euro tài trợ cho việc xây dựng nhà máy ở Villers-le-Bouillet.

An Đông (T/h)

Tags phế thải bia trồng nấm tái chế

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục