QLMT - Hãng hàng không quốc gia Nhật Bản Japan Airlines (JAL) cùng hãng giấy Nippon vừa hợp tác tái chế cốc nước bằng giấy để sử dụng trên các chuyến bay của hãng
Từ trước tới nay, cốc nước bằng giấy thường được sử dụng một lần rồi đem bỏ. Với nỗ lực bảo vệ môi trường, mới đây hãng hàng không quốc gia Nhật Bản (JAL) đã phối hợp cùng công ty giấy Nippon thực hiện dự án mới sẽ chuyển cốc nước bằng giấy đã qua sử dụng thành giấy vệ sinh và thùng giấy đựng đồ.
Cốc giấy thường được tráng nhựa nhằm tránh chảy đổ. Nhưng với nỗ lực loại bỏ lớp tráng nhựa, cốc giấy thường không được tái chế như các vật liệu bằng giấy khác, chẳng hạn là giấy báo và tạp chí. Thay vào đó, cốc giấy bị xếp vào diện rác để đốt. Các vết nước uống trong cốc giấy và việc thiếu một hệ thống thu hồi cũng được coi là những vấn đề khiến cốc giấy ít được tái chế.
Tiếp viên hàng không JAL thu hồi cốc nhựa từ hành khách (Ảnh: Yomiuri Shimbun)
Tháng 10 vừa qua, hãng giấy Nippon bắt đầu đưa vào hoạt động hệ thống tái chế cốc giấy tại nhà máy của họ ở thành phố Fuji (tỉnh Shizuoka). Hệ thống này tách giấy khỏi lớp tráng nhựa và thu hồi sợi giấy.
Nippon đã hơp tác với JAL, cốc giấy mà hành khách đã dùng sẽ được thu hồi từ các chuyến bay đến và rời sân bay Haneda. Chúng sẽ được rửa sạch tại một cơ sở trong sân bay trước khi được tái chế thành giấy vệ sinh, thùng đựng cùng các sản phẩm khác tại nhà máy của hãng Nippon.
JAL thu hồi khoảng 30.000 cốc giấy/ngày từ các chuyến bay đến và rời sân bay Haneda. Nếu toàn bộ số cốc này được tái chế, chúng sẽ đủ giấy để sản xuất 640 cuộn giấy vệ sinh.
Theo hãng giấy Nippon, mỗi năm có khoảng 100.000 tấn cốc giấy đã được sử dụng ở Nhật. Việc sử dụng loại cốc này dự kiến sẽ tăng cao, khi ngày càng có thêm nhiều công ty chuyển từ các loại bao bì thức ăn - thức uống bằng nhựa sang bao bì bằng giấy. Nhìn về tương lai, hãng đang xem xét khả năng chuyển các vật liệu đã thu hồi thành nhiều loại cốc giấy hơn.
An Đông (T/h)
Tags
Nhật Bản
Tái chế
Cốc nhựa trên chuyến bay
Bảo vệ môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.
Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.