ADB và JICA đồng tài trợ vốn cho Biwase đầu tư vào dự án xử lý rác thải đô thị và rác công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ bảy, 10/12/2022 | 11:42:57 AM

QLMT - Ngày 9/12, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký hợp đồng tín dụng trị giá 7 triệu USD với Công ty cổ phần Nước-Môi trường Bình Dương (BIWASE) tài trợ vốn cho dự án phát điện sử dụng nguồn nhiệt từ xử lý rác thải

Dự án phù hợp "Sáng kiến về cho vay và đầu tư hải ngoại cho khu vực ASEAN” được Chính phủ Nhật Bản tuyên bố vào tháng 11/2019 do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) điều phối tài chính. Khoản vốn vay từ ADB sử dụng 6 triệu USD từ Quỹ cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân châu Á (LEAP) có sự góp vốn của JICA.




Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Biwase (giữa) và đại diện lãnh đạo ABD, JICA.

Đây là hợp đồng thứ 2 JICA ký với BIWASE sau dự án "Mở rộng hệ thống cấp nước tỉnh Bình Dương" (Hợp đồng tín dụng năm 2020) theo chương trình "Cho vay và đầu tư hải ngoại”. Cho đến nay, BIWASE là cơ quan đối tác thực hiện một số dự án vốn vay ODA Nhật Bản như: dự án cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương, dự án cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương (giai đoạn 2). Các dự án này đã góp phần tăng cường năng lực giải quyết vấn đề cấp thoát nước và xử lý nước thải tại tỉnh Bình Dương.

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng là nguyên nhân chính khiến lượng chất thải gia tăng. Tại Việt Nam, do thiếu các cơ sở xử lý trung gian như nhà máy đốt rác, nhà máy sản xuất phân compost, thiếu bãi chôn lấp rác thải, hay việc xả chất thải trái phép ra môi trường gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất đai, trong khi quản lý chất thải còn bất cập, đã ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Tỉnh Bình Dương tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, có tốc độ gia tăng dân số cao tại Việt Nam, cũng là nơi nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng, lượng rác thải lên tới 2.661 tấn/ngày, chỉ đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tỉnh đang khẩn trương củng cố các nhà máy xử lý chất thải hiện có trước nhu cầu xử lý chất thải ngày càng tăng cao.

Bên cạnh đó, tình hình chiến sự tại Ukraine làm giá phân bón tăng cao, do vậy, bảo đảm ổn định nguồn cung phân bón cho sản xuất nông nghiệp là yêu cầu đang được đặt ra. Dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ tài chính đầu tư cho trang thiết bị của nhà máy sản xuất phân bón từ rác thải với công suất xử lý 840 tấn rác/ngày đêm, xây dựng nhà máy đốt rác và phát điện sử dụng nguồn nhiệt từ xử lý rác thải với quy mô xử lý 200 tấn rác/ngày đêm, góp phần cải thiện môi trường đô thị và thực hiện kinh tế tuần hoàn, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs),... Dự án cũng được kỳ vọng sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc sản xuất phân bón từ rác thải.

BIWASE là doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực cấp và thoát nước, thu gom xử lý chất thải,… đồng thời là đơn vị duy nhất xử lý chất thải cho tỉnh Bình Dương. Công ty JFE Engineering của Nhật Bản đã mua lại 3,87% cổ phần của BIWASE.

Nguyễn Vinh

Tags ADB và JICA Đồng tài trợ vốn Biwase Dự án xử lý rác thải Rác thải đô thị Rác công nghiệp

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục