Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính từ nguồn sản xuất vật liệu xây dựng

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/11/2022 | 2:42:46 PM

Dựa vào đặc thù nguồn phát thải khí nhà kính (KNK) sẽ có các giải pháp giảm nhẹ tương ứng, tuỳ theo nguồn gốc phát thải.

Ngành Xây dựng đóng góp vào phát thải KNK quốc gia từ hai nguồn. Nguồn thứ nhất, phát thải từ quá trình công nghiệp. Cụ thể, phát thải trong quá trình nung, chuyển hoá CaCO3 thành CO2. Phát thải này có ở tất cả các quá trình sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) có nung đá vôi, đất sét. Trong số các sản phẩm VLXD, sản phẩm đá và cát cũng như gạch không nung không phát sinh loại chất thải này.

Nguồn phát thải từ quá trình sử dụng năng lượng là nhiên liệu hoá thạch cho các hoạt động và vận hành sản xuất, thương mại là phát thải trực tiếp, thuộc nhóm phát thải năng lượng. Bên cạnh đó, việc phát thải từ quá trình sử dụng điện lưới cho các hoạt động sản xuất, thương mại đã được tính đến trong hệ thống kiểm kê quốc gia thuộc nhóm sản xuất năng lượng và được xem là phát thải gián tiếp. Việc giảm nhu cầu sử dụng điện sẽ đóng góp vào giảm nhu cầu sản xuất năng lượng và giảm phát thải KNK.

Ngoài ra, ngành Xây dựng còn có các nguồn phát thải khi tính đến chuỗi giá trị hay carbon như sử dụng VLXD trong các toà nhà, công trình, các phát thải rò rỉ khi sử dụng máy lạnh, phát thải khi sử dụng dịch vụ vận chuyển,…

Có thể thấy, hai nhóm đối tượng phát sinh KNK lớn nhất trong ngành Xây dựng là sản xuất VLXD (phát thải trực tiếp và gián tiếp) và vận hành toà nhà (chủ yếu là phát thải gián tiếp).

Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã thực hiện kiểm kê KNK cho nhóm ngành VLXD ưu tiên. Trong đó, phát thải KNK của ngành sản xuất VLXD năm 2015 là 63 triệu tấn CO2 tương đương và đã tăng lên 87 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020.

Sử dụng số liệu năm 2016 theo hệ thống kiểm kê quốc gia, dự báo phát thải KNK từ ngành sản xuất VLXD đến năm 2030 là 125 triệu tấn CO2 tương đương và lên đến 148 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2050, gấp 2,3 lần so với năm 2015.

Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính từ nguồn sản xuất vật liệu xây dựng
Ảnh minh họa/ Nguồn: Internet

Được biết, xi măng là ngành có tỷ trọng phát thải KNK lớn nhất, chiếm 70% tổng phát thải của ngành sản xuất VLXD năm 2015. Tỷ trọng này tăng lên 75% năm 2020, sẽ là ngành tập trung ưu tiên; tiếp đó là ngành gạch ốp lát, gạch ngói nung.

Hệ số phát thải của từng nhóm ngành sản phẩm cũng cho thấy cường độ phát thải và phát thải công nghiệp của nhóm vôi và xi măng là cao nhất. Các sản phẩm khác có tỷ trọng phát thải từ sử dụng nhiên liệu cao hơn so với phát thải công nghiệp.

Hiện có 50 cơ sở sản xuất xi măng đã được ghi nhận là đơn vị đầu tiên phải thực hiện nghĩa vụ kiểm kê KNK. Theo quy định của Nghị định 06/2022/NĐ-CP, danh sách các đơn vị này sẽ được cập nhật 2 năm một lần. Các đơn vị cần thực hiện kiểm kê theo năng lực của mình đến năm 2026, bắt đầu xây dựng và triển khai các hành động giảm nhẹ phát thải KNK để đáp ứng quota trước khi được phép tham gia thị trường giao dịch tín chỉ carbon.

Theo kế hoạch hành động của Bộ Xây dựng, đến năm 2030, có 25% các VLXD chủ yếu sản xuất trong nước được chứng nhận sản phẩm xanh…

Trong ba nguồn phát thải: Năng lượng trực tiếp (chiếm 46,2%), năng lượng gián tiếp (chiếm 8,5%), quá trình công nghiệp (45,3%). Trong đó, phát thải KNK từ quá trình công nghiệp chiếm 45,3%, riêng nguồn phát thải từ việc sản xuất xi măng đã chiếm tới 40,1%, các VLXD khác chiếm 5,2%. Phát thải từ quá trình công nghiệp chủ yếu là từ quá trình nung clinker của sản xuất xi măng.

Dựa vào đặc thù nguồn phát thải KNK sẽ có các giải pháp giảm nhẹ tương ứng, tuỳ theo nguồn gốc phát thải. Với phát thải từ quá trình công nghiệp, cần cócác giải pháp tập trung vào sử dụng nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liệu từ đá vôi, đất sét hiệu quả hơn, tăng cường thu hồi, tận dụng nguyên liệu cũng như thay thế nguyên liệu nung có thành phần CaCO3 bằng nguyên liệu không nung.

Giải pháp giảm phát thải KNK với nhóm sản xuất VLXD đó là tối ưu hoá quá trình đốt clinke, giảm tổn thất nhiệt; sử dụng máy nghiền đứng trong sản xuất xi măng; thu hồi nhiệt thải từ quá trình sản xuất xi măng; nghiền tro bay thay thế clinker trong xi măng; nghiền Puzolan thay thế clinker trong xi măng; nghiền đá vôi thay thế clinker trong xi măng; nghiền xỉ lò thay thế clinker trong xi măng; áp dụng công nghệ CCS trong sản xuất xi măng.

Theo Thu Thảo/ Tạp chí Xây dựng
 

Tags giảm phát thải khí nhà kính sản xuất vật liệu xây dựng ngành xây dựng

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục