Quảng Nam: Áp dụng chuyển đổi số để cảnh báo lũ

  • Cập nhật: Chủ nhật, 2/10/2022 | 4:45:16 PM

QLMT - Để chủ động trong phòng chống thiên tai, các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đang tích cực áp dụng chuyển đổi số vào hệ thống thu thập dữ liệu thủy văn, cảnh báo lũ, xây dựng bản đồ số ở các vùng hạ du.

Quảng Nam: Áp dụng chuyển đổi số để cảnh báo lũ
Nhà máy thủy điện A Vương. Ảnh: ITN

Phần mềm "Tự động cập nhật và báo cáo số liệu vận hành hồ chứa” được áp dụng tại nhà máy thủy điện A Vương giúp thu thập số liệu tự động từ hệ thống quan trắc và cập nhật vào hệ thống PMIS. Phần mềm sẽ tự động tính toán các thông số và xuất ra các file mềm (word, excel, pdf …) để gửi báo cáo theo mẫu của từng cơ quan chức năng trên cơ sở đồng bộ dữ liệu từ hệ thống PMIS nhằm đảm bảo tính chính xác, thống nhất và kịp thời.  

Trong khi nhà máy thủy điện vận hành xả nước, điều tiết hồ chứa, chạy máy phát điện, nhất là vào thời điểm các đợt mưa lũ phức tạp sẽ được phát thanh rộng rãi đến các địa bàn đông dân cư, khu vực sông suối nguy hiểm ở vùng hạ du...

Theo ông Vũ Đức Toàn - Giám đốc Công ty Thủy điện Sông Tranh, đơn vị đã áp dụng đồng bộ công nghệ 4.0 trong mọi lĩnh vực.
 
Phương án vận hành nhà máy, an toàn cung ứng điện năng, đều được ký số và lưu trên E-Office, thuận tiện cho công tác lưu trữ và tra cứu, hạn chế tối đa việc in ấn, sử dụng bản cứng. Mới đây, công ty đã đưa vào sử dụng phần mềm "Sát hạch định kỳ an toàn điện” vào vận hành tại nhà máy thủy điện Sông Tranh 2. Trước đây, công việc kiểm tra an toàn điện chủ yếu bằng phương pháp thủ công, mỗi lần kiểm tra phải huy động 5 - 10 người, rồi ghi chép sổ sách, tốn thời gian, song hiệu quả không cao.
 
Từ khi sử dụng phần mềm, chỉ còn 1 người đảm nhận công việc nêu trên, rút ngắn thời gian kiểm tra từ 8 giờ xuống còn 2 giờ. Độ chính xác đạt tuyệt đối, đảm bảo hoạt động điện an toàn, đủ cung ứng điện năng theo kế hoạch.

Hải Thanh (T/h)

Tags Quảng Nam chuyển đổi số cảnh báo lũ

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục