Khuyến khích doanh nghiệp tham gia lộ trình phát thải ròng bằng “0”

  • Cập nhật: Thứ bảy, 2/7/2022 | 8:57:02 AM

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn...

Trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định tại Việt Nam (Dự án SPI-NDC), Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa tổ chức Hội thảo "Thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp trong lộ trình thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định và mục tiêu phát thải ròng bằng "0"".

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Quang - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu chia sẻ: "Kể từ năm 2021, trong khuôn khổ hợp tác với Dự án SPI-NDC (JICA), Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai hoạt động hợp tác kỹ thuật nhằm hỗ trợ thực hiện NDC tại Việt Nam. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho khối doanh nghiệp tham gia vào lộ trình này thông qua các quan hệ đối tác chiến lược với VCCI đóng vai trò là một trong những bước đệm quan trọng để thúc đẩy các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.


Đông đảo doanh nghiệp tham dự hội thảo

Khu vực kinh tế tư nhân đã đóng vai trò tiên phong trong sự phát triển vượt bậc của kinh tế Việt Nam. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phần lớn doanh nghiệp sử dụng năng lượng cũng như nguyên, nhiên liệu để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ. Đây chính là nguồn gây phát thải khí nhà kính, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng phát thải khí nhà kính quốc gia. Do đó, các doanh nghiệp là một trong những nhóm đối tượng phải thực hiện giảm phát thải khí nhà kính theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Để triển khai thực hiện Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 về Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ liên quan đang khẩn trương hoàn thiện các quy định kỹ thuật cũng như xây dựng các tài liệu hướng dẫn chi tiết nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kiểm kê khí nhà kính, xây dựng áp dụng biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, tham gia hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon.

Đại diện VCCI, ông Nguyễn Tiến Huy – Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững cho biết: "Trong 20 năm qua, VCCI đã luôn tiên phong thực hiện những sáng kiến như: Không xả thải vào thiên nhiên – thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững, sáng kiến Khu công nghiệp bền vững. Thông qua hoạt động hợp tác giữa MONRE, VCCI và JICA trong khuôn khổ Dự án SPI-NDC, VCCI mong muốn thúc đẩy việc triển khai các mô hình kinh doanh "xanh" mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

Hội thảo tập trung chia sẻ các quy định pháp luật mới, hướng dẫn kỹ thuật về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn; phổ biến các chủ trương, chính sách về biến đổi khí hậu tại Việt Nam, các biện pháp thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và mục tiêu hướng tới phát thải ròng bằng "0”. Đồng thời, giới thiệu một số giải pháp điển hình của doanh nghiệp trong giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn; các hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực nhằm tạo điều kiện cho khối tư nhân tham gia giảm phát thải khí nhà kính từ JICA.

Các đại biểu cũng thảo luận sôi nổi về cơ chế thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp, tăng cường quan hệ hợp tác giữa Chính phủ và Doanh nghiệp để đạt các mục tiêu đã đề ra cũng được các đại biểu đánh giá cao. Đại diện Bộ TN&MT, VCCI, và JICA đã chia sẻ các công cụ cụ thể để đẩy nhanh tốc độ triển khai các chính sách trong cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian tới, thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực thi; những hỗ trợ từ VCCI để tăng cường sự tham gia của khối tư nhân; cũng như các cơ chế hỗ trợ quốc tế trong việc xúc tác mối quan hệ giữa Chính phủ và doanh nghiệp.

Theo TN&MT

Tags giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bảo vệ tầng ô-dôn doanh nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục