- MC Hà Hồng bổ sung một số điều nhận xét về bài phát biểu nói trên.
Theo thống kê của các chuyên gia hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH chiếm từ 70 đến 80 % tổng chi phí cho hoạt động chất thải rắn sinh hoạt (gồm thu gom, vận chuyển, và xử lý). Với việc chiếm tỷ lệ lớn như vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong đó có Nhật Bản về phí thu gom vận chuyển và xử lý rác thải hết sức cần thiết. Sâu đây chúng tôi trân trọng mời ngài: Hideki Wada đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Quy hoạch chất thải Việt Nam - Vietnam Waste Planning lên trình bày tham luận của mình với chủ đề: "Xây dựng hệ thống (PAYT) "Pay - As – You – Throw” (Hệ thống thu phí theo lượng thải).
Tại các nước như Mỹ, Ôxtrâylia, Inđônexia, Palestine cơ cấu tính chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có tính tới chi phí trả cho các ảnh hưởng tác động đến môi trường, được biểu diễn dưới dạng các chi phí phi thị trường. Ở Mỹ khoản chi phí phi thị trường này được trả cho những hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi hoạt động thu gom vận chuyển như:ảnh hưởng bởi tiếng ồn, mùi hôi của rác, phương tiện vận chuyển hay sống gần bãi rác… và chi trả cho những thương tích xảy ra do các xe hoạt động trên những tuyến đường đông dân cư, rác bị rơi trong quá trình vận chuyển.
10:15-11:05
MC Thưa quý vị đại biểu!
Từ đầu buổi toạ đàm đến nay chúng ta đã nghe các tham luận về phí thu gom dưới góc độ luật BVMT, các nghị định, ý kiến các chuyên gia. Tiếp theo chương trình chúng ta bước vào nội dung rất thực tế với những phương án, kiến nghị tính chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý cụ thể từ các công ty dịch vụ môi trường. Đó là :
- Công ty CP MTĐT tỉnh Lào Cai
- Công ty CP MT và CTĐT Huế
- Công ty TNHH MTV MTĐT TP.Hồ Chí Minh (Citenco)
- Công ty CP ĐT Cần Thơ.
Mở đầu nội dung toạ đàm hôm nay tôi xin mời đồng chí Trần Quang Toàn- Phó Giám đốc Công ty MTĐT Lào Cai trình bày tham luận
Dưới đây là bài phát biểu :
MC Tiểu kết:
- Thật bất ngờ, là một tỉnh miền núi Lào Cai, còn gặp nhiều khó khăn nhưng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin Viettel Money để tính toán chi phí thu gom, vận chuyển xử lý rác thải rắn sinh hoạt .
- Có nhiều kiến nghị bổ ích để các cấp các ngành có liên quant ham khảo khi ban hành các quy định về thu phí rác thải.
Tiếp theo chúng tôi xin mời đại diện Công ty TNHH MTV MTĐT Thừa Thiên Huế trình bày tham luận:
-MC Hà Hồng bổ sung một số điều nhận xét về các bài phát biểu nói trên.
Đối với Huế: Nhiều công tác, hạng mục liên quan hoạt động thu gom, vận chuyển xử lý rác CTRSH chưa có định mức cho nên UBND cấp tỉnh không ban hành được đơn giá.
Ban hành cơ chế điều chỉnh giá rất cụ thể, chi tiết nhưng nhiều năm nay không thực hiện, mọi sự khó khăn, vất vả, nặng nhọc dồn lên người công nhân môi trường.
Xin mời đại diện Công ty Môi trường Cần Thơ:
Tiểu kết;
Xin mời đại diện Công ty TNHH MTV MTĐT Thành phố Hồ Chí Minh
Dưới đây là bài phát biểu:
Tiểu kết:
-TPHCM đã đi trước nhiều tỉnh và TP về triển khai giá dịch vụ, thug om chất thải rắn sinh hoạt.
-Cần chia nhỏ đối tượng chi trả dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH.
-Thành phố cần thống nhất giá dịch vụ trên toàn địa bàn TP, không nên giao cho các đơn vị quận, huyện của TP ban giá dịch vụ.
11:05:11:30
Trao đổi và tọa đàm
- Các báo cáo viên, đại diện ban tố chức trả lời câu hỏi của các nhà báo
Câu hỏi trong tọa đàm:
1.Câu hỏi dành cho TPHCM: TP áp dụng giá dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH tăng hơn so với trước đây, vậy thu nhập của người công nhân trực tiếp làm công việc nói trên có tăng không?
2.Giá thu gom bằng hình thức thủ công tăng 2 lần so với giá thu gom bằng cơ giới. Cơ chế giá này có khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, giảm lao động nặng nhọc, độc hại cho người công nhân?
3.Dựa trên cơ sở nào mà TP ban hành giá dịch vụ trong khi các cơ quan chức năng chưa ban hành định mức kinh tế- kỹ thuật, định mức chi phí dịch vụ thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Câu hỏi dành cho TP Huế.
4.UBND tỉnh đã có văn bản về điều chỉnh giá dịch vụ thu gom vận chuyển, xử lý CTRSH khi giá nguyên vật liệu đầu vào như xăng, dầu, lương tăng. Vì sao đã có văn bản đó mà giá dịch vụ thu gom vận chuyển, xử lý CTRSH trong nhiều năm nay không thay đổi.
Câu hỏi dành cho Lào Cai
5. Là một tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư, nhân lực, Công ty đã có giải pháp gì để ứng dụng công nghệ thông tin tính phí dịch vụ thu gom vận chuyển, xử lý CTRSH?
Câu hỏi dành cho phía Nhật Bản
6. Túi đựng rác trả trước có phân hủy nhanh được không? Làm thế nào để người ta không làm giả được túi đựng rác? Hình thức bán túi đựng rác tại siêu thị hiệu quả hơn hay đưa về Tổ dân phố? Việc để túi rác trước cửa nhà có làm mất mỹ quan hay không?
MC: Xin cảm ơn các nhà báo đã có các câu hỏi rất cụ thể, tập chung vào chủ đề toạ đàm. Cảm ơn các diễn giả, ban tổ chức đã có các câu trả lời rõ ràng, cung cấp thông tin bổ ích cho các nhà báo.
11:30-11:40
Tổng kết toạ đàm
Phó TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam Hà Hồng tổng kết toạ đàm.
Thưa quý vị đại biểu!
Trong buổi toạ đàm với chủ đề: "Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt” do Báo Tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và môi trường) phối hợp Tạp chí Môi trường và Đô thị (Hiệp hội môi trường, đô thị và Khu công nghiệp) tổ chức ngày hôm nay đã có 5 báo cáo tham luận và các ý kiến phát biểu liên quan chủ đề nói trên. Các vấn đề chính được đại biểu tham dự toạ đàm trao đổi tại toạ đàm: Các quy định mới của Luật BVMT năm 2020 liên quan chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải; thực trạng tính phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở Việt Nam các giải pháp và kiến nghị; kinh nghiệm của Nhật Bản trong lĩnh vực nói trên.
Mang tiếng nói trực tiếp từ cơ sở đại diện các công ty MTĐT các tỉnh, thành phố Lào Cai, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh đã nêu những vấn đề thuận lợi, khó khăng, các giải pháp và kiến nghị trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại địa phương.
- Các Bộ ngành có liên quan nghiên cứu ban hành phương pháp, quy trình xác định quản lý chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH để các địa phương xây dựng, điều chỉnh đơn giá nhanh chóng, thuận tiện. Cần có quy định cụ thể về mức thu, tỷ lệ hỗ trợ, bù đắp từ ngân sách địa phương thống nhất trên cả nước với từng loại đô thị. Quy định khoản bù trừ đối với trường hợp thất thu.
- Có chế tài đối với những đối tượng không phân loại rác tại nguồn, không nộp tiền dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.
- Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan như: UBND các cấp, các cơ quan chức năng liên quan, tổ trưởng dân phố và đối tượng sử dụng dịch vụ.
- Trong cơ cấu giá chi phí dịch vụ cần có tỷ lệ phần trăm thích hợp để bồi dưỡng cho người công nhân trực tiếp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đồng thời để các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, giảm lao động nặng nhọc cho người công nhân.
Ban tổ chức hy vọng rằng buổi toạ đàm hôm nay đã cung cấp các thông tin bổ ích để Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam dùng làm tài liệu tham khảo khi làm công văn với những kiến nghị cụ thể gửi các cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành các quy định về chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Đồng thời cũng là tài liệu để cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường tham khảo khi xây dựng và ban hành các văn bản có tính khả thi để đưa nhanh các quy định về chi phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt trong Luật BVMT, Nghị định 08 vào cuộc sống kể từ năm 2024.
Thông qua toạ đàm, các cơ quan báo chí sẽ có cái nhìn tổng thể, khách quan và sâu sắc hơn, về thực trạng chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, cũng như các giải pháp cụ thể, đồng cảm hơn với cuộc sống khó khăn của công nhân môi trường khi chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa được tính đúng, tính đủ, từ đó sẽ có các bài báo phân tích chuyên sâu, lan toả đến cộng đồng.
Thay mặt ban tổ chức chúng tôi xin trận trọng cảm ơn các diến giả, các nhà quản lý, nhà khoa học và các nhà báo đã tham dự toạ đàm.
Chúng tôi xin tuyên bố cuộc toạ đàm kết thúc tại đây.
Trân trọng cảm ơn!
CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG