QLMT - Theo Sở TN-MT, mỗi ngày trên địa bàn tỉnh phát sinh hơn 2 ngàn tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó lượng rác phát sinh tại các khu vực đô thị khoảng 992 tấn, khu vực nông thôn 862 tấn.
Thời gian qua, mặc dù tỷ lệ thu gom các loại chất thải trên địa bàn tỉnh đạt khá cao (hơn 1,7 ngàn tấn/hơn 2 ngàn tấn) nhưng công tác phân loại rác tại nguồn, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt còn nhiều tồn tại, khó khăn cần phải có giải pháp khắc phục đồng bộ và hiệu quả hơn nữa.
Ảnh minh họa
Trên thực tế, Đồng Nai rất quan tâm đến công tác xử lý rác thải, một số khu xử lý rác thải tập trung, đầu tư công nghệ xử lý rác đã đi vào hoạt động. Phần lớn rác thải được thu gom, tái chế hoặc làm phân vi sinh... Tuy nhiên, trước khối lượng rác thải phát sinh hằng ngày quá lớn nên một vài khu xử lý rác thải tập trung dù đã cố gắng nhưng vẫn không thể xử lý ngay hết lượng rác thải hằng ngày, lượng nước rỉ rác chưa được xử lý triệt để làm phát tán mùi, ảnh hưởng đến khu vực xung quanh khiến người dân bức xúc. Do đó, trong thời gian tới, để góp phần đạt mục tiêu của tỉnh về thu gom, tái chế rác thải, tiến tới giảm chôn lấp rác thải rắn dưới 15%, vấn đề lựa chọn công nghệ cao, thân thiện với môi trường trong xử lý rác thải; nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ của các đơn vị thu gom, các khu xử lý chất thải tập trung là một nhiệm vụ quan trọng mà tỉnh cần tiếp tục quan tâm.
Rác thải sinh hoạt không xử lý kịp thời, để tồn đọng là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn đóng vai trò rất quan trọng góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý cần được tiếp tục duy trì, nhân rộng trong toàn tỉnh. Song song đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ, mang ý nghĩa lớn như: phân loại rác tại nguồn; bỏ rác đúng nơi quy định; không vứt rác bừa bãi nơi công cộng, nhất là ở sông, suối, cống, mương thoát nước; thay đổi thói quen sử dụng túi ny-lông...
Với sự phát triển công nghiệp, đô thị và dân số, trong thời gian tới, dự báo khối lượng chất thải phát sinh trên địa bàn tỉnh sẽ tăng mạnh. Do đó, giải pháp thu gom, xử lý rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng cần cụ thể, đồng bộ, căn cơ hơn để rác thải được xử lý kịp thời, không còn tình trạng ùn ứ, góp phần bảo vệ môi trường sống bền vững.
Vinh Diễm (T/h)
Tags
Biên Hòa - Đồng Nai
rác thải sinh hoạt
xử lý
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.
Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.